NCS Dương Xuân Lượng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện 29 Tháng Mười 2022 Ngày 28 tháng 10 năm 2022, tại Viện khoa học TDTT, NCS Dương Xuân Lượng – Phó giám đốc Trung tâm Quốc phòng an ninh – Đại học Tây Bắc đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện. Chuyên ngành: Giáo dục thể chất. Mã số: 9140101. Hội đồng chấm luận án cho NCS gồm 7 thành viên do PGS.TS Trần Hiếu làm chủ tịch Hội đồng. NCS Dương Xuân Lượng được các đồng nghiệp chúc mừng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Trò chơi vận động và thể thao dân tộc, bắt nguồn từ trò chơi dân gian là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam nói chung và cũng là một bộ phận của nền TDTT nói riêng. Trò chơi dân gian đã được phản ánh một phần về các mặt đời sống xã hội của người Việt Nam trong mọi thời đại. Đồng thời, thông qua sự hoạt động của trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, phát triển thể chất và chuẩn bị cho lao động sản xuất, chiến đấu của người Việt Nam. Trên thực tế các môn thể thao hiện đại được nhiều người trên thế giới tham gia tập luyện, vốn đều xuất phát từ phần lớn các môn thể thao truyền thống ra đời ở một số nước châu Âu thời cổ. Đến nay, càng ngày sự có mặt của các trò chơi truyền thống của các nước thuộc khu vực khác được tăng lên trong các cuộc thi đấu quốc tế, đặc biệt là thể thao của các nước châu Á. Việc nghiên cứu các môn thể thao dân tộc ở Việt Nam giúp chúng ta hiểu biết hơn về những trò chơi truyền thống, từ đó cải tiến nâng lên thành những môn thể thao quốc gia đầy đủ tính khoa học và tính thực tiễn. Trên thực tế các môn thể thao dân tộc như vật dân tộc, đẩy gậy, bắn nỏ, đua ghe ngo…đã được chính thức đưa vào chương trình của nhiều hội khỏe và đặc biệt là Hội khỏe phù đổng, Đại hội TDTT các cấp và gần đây nhất 3 môn thể thao dân tộc là Kéo co, Đẩy thể thao toàn quốc lần thứ IX sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào tháng 12 tới. Đây thực sự là sân chơi không chỉ dành cho đồng bào trong đó có thanh thiếu niên các dân tộc thiếu số mà cần được phát triển rộng khắp toàn quốc. Đó chính là sự góp phần làm phong phú thêm hoạt động thể thao dân tộc, góp phần vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại; thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, khẳng định: phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Theo xu hướng chung, Trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng, qua đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Vì để đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi sinh viên, trước hết là sinh viên khối sư phạm phải có hiểu biết và được rèn luyện thường xuyên bằng thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể lực và kỹ năng sư phạm, trong đó ưu tiên phát triển các TCVĐDG và các môn TTDT. Từ mong muốn đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc”. Sau 1 thời gian học tập và nghiên cứu, NCS đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để có thể bảo vệ đề tài trước Hội đồng khoa học cấp Viện. Tại buổi bảo vệ các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý TDTT và các khách mời đã đánh giá cao công trình nghiên cứu của NCS, đặc biệt là những đóng góp mới của Luận án trong thực tiễn giảng dậy cho học sinh trường Đại học Tây Bắc. Được sự quan tâm của lãnh đạo và hệ thống chính trị, công tác GDTC và thể thao Trường học Đại học tây Bắc đã đạt được một số kết quả quan trọng: Chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá về GDTC đã từng bước được đổi mới nhằm phù hợp với giai đoạn hiện nay; hoạt động thể thao trường học được duy trì, phương pháp, nội dung, hình thức đã có những đổi mới nhất định, đã thu hút được đông đảo sinh viên tự giác tập luyện, tham gia thi đấu thể thao, bước đầu đã có những đóng góp thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên. Nội dung chương trình môn học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập đã từng bước được đổi mới; hoạt động thể thao ngoại khóa đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia; đội ngũ giảng viên đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng chuyên môn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện và thi đấu được tăng cường; Tỷ lệ diện tích đất dành cho thể thao so với số lượng sinh viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, kết quả học tập môn học và kết quả rèn luyện thể lực của sinh viên vẫn còn hạn chế, phổ điểm bình quân toàn khối chỉ có 26,04% đạt mức khá giỏi, có 62,54% đạt mức trung bình và còn tới 12.43% đạt mức yếu. Thể lực của sinh viên chỉ có 15.68% đạt tốt, 65.09% đạt và còn gần 20% chưa đạt yêu cầu. Từ thực trạng đó, đề tài đã khảo sát sưu tập và lựa chọn được 30/40 trò chơi vận động dân gian, trong đó có 08 trò chơi được biến thể thành môn thể thao dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc, làm phương tiện, phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên của nhà trường, đồng thời đã xây dựng được chương trình bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết và thực hành các trò chơi vận động dân gian và môn thể thao dân tộc nói trên để ứng dụng triển khai thực nghiệm đối với sinh viên Khối sư phạm trong thời gian nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm ứng dụng nội dung bồi dưỡng kiến thức và thực hành 30 trò chơi vận động dân gian và 10 (08 môn thể thao đề xuất biến thể và 02 môn thể thao dân tộc phổ biến là Đẩy gậy và Bắn nỏ) cho sinh viên Khối sư phạm, với quỹ thời gian ngoại khóa tương đương 03 học trình cơ bản, cho thấy thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng bình quân 2,5 lần. Sự phát triển thể lực của SV khối sư phạm theo chuẩn thể lực quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với giá trị trung bình thành tích các chỉ số đánh giá thể lực giữa SV nhóm thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng (p<0.05). Cảm nhận của sinh viên và giảng viên sau khi tham gia trải nghiệm trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc là sự hài lòng về nội dung thực nghiệm. Sinh viên được tạo điều kiện rèn luyện thể chất và có kỹ năng cơ bản để tổ chức trò chơi vận động dân gian và môn thể thao dân tộc cho học sinh khi ra trường; góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Với 100% ý kiến đồng thuận, Hội đồng chấm luận án cho NCS thống nhất và đề nghị Viện khoa học TDTT cấp Bằng Tiến sỹ cho NCS Dương Xuân Lượng sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện luận án theo quyết nghị của Hội đồng./. NCS Mai Thế Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện về xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat Trang thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thu Hồng Print 930 Rate this article: 5.0
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 5 05 Tháng Năm 2022
Kiên định những giá trị bền vững, xây dựng các thương hiệu du lịch quốc tế mang bản sắc Việt Nam* 27 Tháng Ba 2022