Responsive image

NCS Ngô Hải Hà bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ về giảng dạy võ thuật Công an nhân dân cho sinh viên

 

Ngày 15/2/2023, NCS Ngô Hải Hà đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Giáo dục học cấp Viện với tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên (hệ đào tạo) tại Học viện An ninh Nhân dân”. Tên ngành:  Giáo dục học; Mã ngành: 9140101.

Image

Viện trưởng Viện KHTDTT (bìa trái) tặng hoa chúc mừng NCS Ngô Hải Hà (Ảnh: VV)

Giáo dục, đào tạo là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND). Điều đó được khẳng định trong Đề án 1252/2006/ĐA-BCA ngày 17/7/2006 về "Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân giai đoạn 2006-2020" nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm: Củng cố và hoàn thiện quy mô, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND; kiện toàn, hoàn thiện hệ thống ngành nghề đào tạo và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí, giáo dục..."

Đặc biệt, trước tình hình mới của đất nước, kinh tế - văn hoá đang trên đà phát triển, quan hệ, giao lưu, hợp tác quốc tế được tăng cường mở rộng, việc đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đòi hỏi phải xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và chế độ xã chủ nghĩa, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đó đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ công an phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt; giỏi pháp luật, nghiệp vụ, tinh thông võ thuật, kỹ chiến thuật quân sự, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức theo 6 lời dạy của Bác Hồ.

Võ thuật CAND là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt chiếm thời lượng học tập lớn. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập võ thuật CAND trong Học viện ANND không chỉ là trách nhiệm của cán bộ, giáo viên mà còn là nghĩa vụ của mỗi sinh viên, học viên Học viện ANND ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên và các thế hệ sinh viên, học viên, công tác giảng dạy, huấn luyện, học tập võ thuật CAND trong Học viện ANND đã đạt được nhiều thành tích to lớn.

Image

NCS chụp ảnh cùng Hội đồng khoa học và người thân sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ (Ảnh: VV)

Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên Học viện ANND tập luyện môn võ thuật CAND còn có bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu hụt mà chưa được khắc phục như: Khả năng thực hiện các kỹ chiến thuật chưa tốt, khả năng phối hợp các kỹ chiến thuật chưa linh hoạt hay khả năng ứng dụng, vận dụng võ thuật chưa hiệu quả cao trong các tình huống khác nhau. Do vậy, việc phải nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy để từ đó góp phần nâng cao năng lực thực hành và khả năng vận dụng võ thuật CAND trong điều kiện thực tiễn cho sinh viên tại Học viện ANND là nhiệm vụ cấp thiết cần làm.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật Công an Nhân dân cho sinh viên hệ đào tạo tại Học viện An ninh Nhân dân.

Qua quá trình thu thập tài liệu và sử dụng các phương pháp nghiên cứu, luận án đã chỉ ra được thực trạng công tác giảng dạy võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANND còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Giảng viên võ thuật có năng lực sư phạm, tâm huyết với nghề. Kết quả học tập môn võ thuật của sinh viên Học viện ANND chưa cao, chủ yếu đạt ở mức trung bình khá, vẫn còn tỷ lệ nhỏ ở mức yếu.

Từ đó, luận án xác định được 13 nhân tố thuộc 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND gồm: Nhóm yếu tố thuộc về giảng viên (3 nhân tố); Nhóm yếu tố thuộc về sinh viên (3 nhân tố); Nhóm yếu tố yếu tố về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học (3 nhân tố); Nhóm yếu tố yếu tố về nội dung giảng dạy (3 nhân tố); Nhóm yếu tố yếu tố khách quan (1 nhân tố). Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá được thực trạng các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND tại Học viện ANND.

Qua phân tích những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong công tác giảng dạy võ thuật tại Học viện ANND hiện nay, luận án đã xác định, đề xuất và xây dựng được 9 giải pháp cơ bản mang tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn võ thuật CAND cho sinh viên tại Học viện ANNDVới 09 giải pháp lựa chọn bước đầu đã được sự thừa nhận của các nhà quản lý và chuyên môn.

Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của võ thuật CAND

Giải pháp 2. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học tập môn võ thuật CAND.

Giải pháp 3. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên võ thuật Học viện ANND.

i pháp 4. Cải tiến phương pháp giảng dạy môn võ thuật CAND.

Giải pháp 5. Cải tiến nội dung giảng dạy võ thuật CAND theo hướng chuyên sâu hơn, bài tập mang tính chuyên biệt.

Giải pháp 6. Đa dạng hóa các phương tiện dạy học trong giờ học môn võ CAND.

Giải pháp 7. Cải tiến phương thức kiểm tra, đánh giá sinh viên.

Giải pháp 8. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động CLB võ thuật ngoại khóa.

Giải pháp 9. Tăng cường các giải thi đấu võ thuật nội bộ, giao hữu với các trường trong lực lượng ANND, khối trường chuyên nghiệp TDTT.

Với 09 giải pháp lựa chọn bước đầu đã được sự thừa nhận của các nhà quản lý và chuyên môn. Đồng thời qua thời gian 1 năm kiểm chứng trên đối tượng khách thể nghiên cứu đã khẳng định được hiệu quả rõ rệt của các giải 4 pháp thông qua bộ tiêu chí đánh giá chất lượng. Kết quả đó đã góp phần làm nâng cao chất lượng giảng dạy võ thuật CAND tại Học viện ANND.

u tại buổi bảo vệ, Hội đồng đã đánh giá cao chất lượng của luận án và tinh thần nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh. Các thành viên của Hội đồng cho rằng, việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên nói chung, giảng viên võ thuật CAND tại Học viên ANND nói riêng được thực hiện với những công cụ khác nhau như: Bộ phiếu hỏi điều tra khảo sát, các câu hỏi phỏng vấn sâu, phiếu quan sát,…mà nghiên cứu sinh sử dụng là hợp lý và đem lại hiệu quả cao.

Các giải pháp lựa chọn của luận án khi ứng dụng vào thực tế về mặt cơ bản đã thu được các kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn những giải pháp chưa thu được hiệu quả thiết thực hoặc vì yếu tố khách quan chưa tổ chức đánh giá và cần tiếp tục triển khai với các ý kiến đóng góp bổ sung để đạt được hiệu quả cao hơn.

Luận án trình bày trong 148 trang A4, trong đó có sử dụng 32 bảng và 07 biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu. Luận án sử dụng 43 tài liệu tham khảo tiếng Việt, 8 tiếng Anh và 16 tiếng Trung và 08 phụ lục.

Với những kết quả của luận án, Hội đồng nhất trí với 100% thành viên tán thành, đề nghị Viện trưởng Viện khoa học Thể dục thể thao cấp Bằng Tiến sĩ cho  NCS Ngô Hải Hà sau khi đã chỉnh sửa luận án theo Quyết nghị của Hội đồng./.

Print
1165 Rate this article:
No rating

Please login or register to post comments.

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top