Dịch béo phì tuổi vị thành niên: Sự phản hổi đối thoại hoạt động cơ thể 03 Tháng Tư 2018 Những xác định và tiêu chuẩn của sự béo phì phụ thuộc trong một phạm vi rộng theo cách thức thường dùng để quyết định trạng thái đó. Để xác định một trạng thái lí tưởng thì việc đánh giá hoặc xác định tỷ lệ mỡ của cơ thể bằng cách đo lượng mỡ dưới da hoặc trọng lượng cơ thể dưới nước hoặc qua việc sử dụng các kĩ thuật DEXA. Lượng mỡ của cơ thể quá 30% thì được cho là béo phì. Do những hạn chế về những dụng cụ để ước lượng tỷ lệ mỡ trong cơ thể, do đó phải nhờ tới những dụng cụ đơn giản hơn đó là dụng cụ đánh giá về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Hầu hết thường đánh giá các chỉ số về quá trọng lượng và béo phì dựa trên trọng lượng và chiều cao, đó là chỉ số khối lượng cơ thể (BIM = trọng lượng (kg) chia cho chiều cao (m2). Đối với người trưởng thành, BIM = 25-29kg/m2 là quá trọng lượng, BMI = 30kg/m2 hoặc hơn là béo phì. Tuy nhiên, các điểm ngưỡng này không có giá trị đối với trẻ em và tuổi thanh niên. Dựa vào các dữ kiện của hơn 97.000 đối tượng từ các quốc gia khác nhau, các mức độ của ngưỡng này ở tuổi thanh nhiên thấp hơn so với tuổi trưởng thành, và thậm chí còn thấp hơn cả trẻ em (Cole và các cộng sự 2000). Ví dụ, mức độ ngưỡng của béo phì đối với một cậu bé 15 tuổi là 28kg/m2, và cậu bé 8 tuổi thì ngưỡng đó là 23kg/m2. Đồng thời mức ngưỡng tương ứng chỉ ra đối với người quá trọng lượng là 23 và 18kg/m2. Ngay cả sự thông dụng của thước đo BMI, thì cũng phải nhận thấy rằng không có sự khác biệt nào giữa một người có trọng lượng quá tải qua các chỉ số về lượng mỡ cao và người có trọng lượng cơ thể quá tải qua một lượng lớn mỡ tự do. Điều hạn chế này đặc biệt có liên quan đến các VĐV, là những người có khả năng biến đổi được lượng mỡ lớn và lượng mỡ tự do trong cơ bắp. Đối với những người như vậy, họ sẽ vượt qua được chỉ số giá trị của tỷ lệ lượng mỡ trong cơ thể. Mục đích của bài báo này là nêu lên một cách gãy gọn về sự gia tăng nhanh chóng căn bệnh béo phì gần đây của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, để tổng kết những kết quả của việc điều tra đã được nghiên cứu về những nguyên nhân có khả năng gây ra căn bệnh béo phì ở tuổi vị thành niên, qua những cuộc thăm dò trao đổi ngắn gọn tới việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này. Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phổ biến các dữ kiện BMI để đánh giá mức độ béo phì. Triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị và Chiến lược phát triển thể thao đến năm 2020 Print 2171 Rate this article: No rating Tags: Tâm lý y sinh
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024