Chuyển đổi số trong lĩnh vực TDTT: Góp phần xây dựng nền thể thao hiện đại 09 Tháng Hai 2023 Nguồn www.bvhttdl.gov.vn Theo lộ trình, trong quý I năm nay, Tổng cục TDTT sẽ hoàn thiện Đề án để trình Bộ VHTTDL phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Đề án sẽ được triển khai thực hiện với các mục tiêu cụ thể. Đề án sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước và công tác huấn luyện, đào tạo. 9 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm Bà Ngô Thịnh Hường, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tổng cục TDTT, đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án cho biết, qua nghiên cứu cho thấy hiện trạng chuyển đổi số tại Tổng cục TDTT còn nhiều khó khăn. Trong đó về công tác quản lý, hiện vẫn chủ yếu thực hiện bằng các phương pháp thủ công, hiệu quả còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nhiệm vụ chiến lược chuyển đổi số trong tình hình mới. Về hạ tầng công nghệ thông tin, hầu hết máy móc, trang thiết bị đã cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp, hết khấu hao với thời gian sử dụng từ 6 - 13 năm, không đáp ứng nhu cầu công việc, cần được đầu tư thay thế và bổ sung... Theo Dự thảo Đề án, việc chuyển đổi số không chỉ góp phần xây dựng nền thể thao Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thể thao thông minh, tiện ích, gia tăng thành tích cho các VĐV, mà còn là quá trình chuyển đổi và ứng dụng công nghệ vào quá trình chuyển đổi về "môi trường tương tác" từ truyền thống lên môi trường số. Điều này dẫn đến sự dịch chuyển các hoạt động nghiệp vụ và thương mại diễn ra sôi động và đa dạng hơn. Đây chính là các yếu tố giúp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về quy mô, doanh thu và lợi nhuận của ngành thể thao, tạo đà cho những đóng góp thiết thực vào tổng thể phát triển nền kinh tế quốc gia. Nói cách khác, chuyển đổi số trong thể thao tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế thể thao, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế. Bà Hường cũng cho biết, để đạt được mục tiêu đó, đề án đặt ra 9 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cho giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, đó là: Hoàn thiện môi trường pháp lý; hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số; xây dựng, phát triển nền tảng số; phát triển dữ liệu số; phát triển các ứng dụng, dịch vụ số; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số; tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về Chuyển đổi số. Thực hiện 2 lộ trình triển khai Đề án Ngoài ra, dự thảo Đề án cũng xây dựng thành 2 lộ trình thực hiện, gồm: Giai đoạn 1 (2023-2025), sẽ ưu tiên tập trung hiện đại hóa hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại Tổng cục TDTT. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin và chuyển đổi số, kiến thức về thể thao hiện đại cho cán bộ, viên chức và người lao động. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin như hệ thống tường lửa bảo mật dữ liệu, đường truyền, hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu Tổng cục TDTT. Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin đáp ứng triển khai ứng dụng chuẩn giao thức IPv6, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin theo cấp độ. Thực hiện chuyển đổi số và số hóa dữ liệu, xây dựng kho tri thức số; đầu tư trang thiết bị, xây dựng tài nguyên thông tin số tại Tổng cục TDTT. Xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu dùng chung trên cơ sở các dữ liệu được số hóa của Tổng cục và dữ liệu chia sẻ từ các hệ thống khác. Nâng cấp, thay thế các hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu ứng dụng mô hình đám mây (cloud), đảm bảo việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phân tích, tổng hợp dữ liệu lớn (Bigdata). Tạo lập môi trường làm việc số, hỗ trợ chuyển đổi số, hình thành hệ sinh thái kinh tế số, xã hội số trong lĩnh vực TDTT. Tập trung đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức tại các Vụ, đơn vị trực thuộc. Giai đoạn 2 (2026-2030), sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số và số hóa dữ liệu, hoàn thiện kho tri thức số; đầu tư trang thiết bị, phục vụ việc khai thác các tài nguyên số tại Tổng cục TDTT. Ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, Internet of Things, AR/VR… trong việc khai thác, phân tích, giám sát, dự báo, hỗ trợ các cấp quản lý ra quyết định, cải thiện hiệu suất, thành tích VĐV đồng thời cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng (OTT) cũng như hỗ trợ cảnh báo gian lận, tiêu cực... góp phần bảo vệ sự trong sạch của thể thao. Tạo lập môi trường làm việc số, hỗ trợ chuyển đổi số, hình thành hệ sinh thái kinh tế số, xã hội số trong lĩnh vực TDTT. Bà Hường nhấn mạnh, tiếp thu các ý kiến đóng góp, Đề án sẽ bám sát tinh thần chỉ đạo và các tiêu chí của Chính phủ đề ra về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Cùng với đó là chương trình, kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ VHTTDL để tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới. Đề án cũng sẽ được xem xét, rút gọn lại mục tiêu tổng quát cho sát với nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu cụ thể, sát hơn với tình hình thực tế và xác định rõ đối tượng nào là "xương sống" để thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay; các lộ trình giai đoạn thực hiện của đề án cũng cần đặt lại phù hợp hơn để theo kịp với tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ của các ban, Bộ, ngành và thế giới. Theo Báo Văn hóa SEA Games 32: Thể thao Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho mục tiêu Top đầu Lãnh đạo Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT kiểm tra công tác huấn luyện chuẩn bị SEA Games 32 tại các Trung tâm HLTTQG Print 522 Rate this article: No rating
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024