Diễn đàn “Tác động của đại dịch Covid-19 – Hành động quyết liệt của ngành VHTTDL 22 Tháng Chín 2021 Theo www.tdtt.gov.vn Sáng 22/9, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì Diễn đàn “Tác động của đại dịch Covid-19 – Hành động quyết liệt của ngành VHTTDL". Cùng dự có các Thứ trưởng: Đoàn Văn Việt, Tạ Quang Đông, Trịnh Thị Thủy, Hoàng Đạo Cương và đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Tổng cục trực thuộc. Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: trong thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó đã tác động lớn đến việc triển khai các hoạt động của toàn ngành VHTTDL. Trước tình hình thực tiễn, trong 9 tháng đầu năm 2021 lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ theo hướng chọn việc, chọn điểm có chỉ đạo trọng tâm, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể về chủ thể chịu trách nhiệm và đảm bảo tính khả thi; Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra và giám sát đến kết quả cuối cùng. Quyết liệt giải quyết những vấn đề nổi cộm, phức tạp kéo dài nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, Bộ đã thẳng thắn chỉ ra 7 khó khăn, vướng mắc thuộc về thể chế và nguồn lực, 8 tồn tại và hạn chế về công tác tham mưu, quản lý nhà nước; Nhận diện các mâu thuẫn, thách thức để từ đó xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển trong thời gian tới. Vượt qua những khó khăn thách thức trên, ngành VHTTDL đã có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận với các hoạt động góp phần cùng cả nước chống dịch. Ở lĩnh vực Văn hoá, ngành đang hoàn thiện xây dựng Chiến lược phát triển Văn hoá đến năm 2030. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm chú trọng; Công tác xây dựng văn hóa cơ sở được quan tâm; Hoạt động thư viện có nhiều đổi mới trong phương thức tuyên truyền, truyền thông, khuyến khích việc đọc sách trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19; Các đơn vị nghệ thuật cũng miệt mài cho ra đời nhiều chương trình nghệ thuật online đem đến “món ăn tinh thần” hấp dẫn cho người dân trong những ngày dịch, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến trình bày tham luận tại Diễn đàn Ở lĩnh vực TDTT: Triển khai hiệu quả các biện pháp an toàn cho đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Tokyo; lễ phát động quốc gia cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 – 2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2021 được tổ chức thành công thu hút 5000 người tham gia. Tổ chức 4 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia với 5.976 cán bộ, VĐV tham dự, 05 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ TDTT cho 396 cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn TDTT cơ sở (trước thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát đợt 4). Tổ chức 46 giải thể thao thành tích cao, 4 lớp tập huấn chuyên môn, tham dự 10 giải quốc tế, giành được 01 HCV, 02 HCB, 02 HCĐ. Đáng chú ý, dù khó khăn vì đại dịch nhưng Tổng cục TDTT, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành để chuẩn bị cho các đoàn thể thao ra nước ngoài thi đấu. Đặc biệt, đáng chú ý vừa qua tuyển Bóng đá nam đã lập thành tích để lần đầu tiên được góp mặt tại vòng loại cuối FIFA World Cup 2022, đội tuyển Futsal lần thứ 2 được có mặt tại vòng 1/8 VCK FIFA World Cup, đoàn thể thao người khuyết tật đoạt 1 HCB Paralympic Tokyo 2020… Trong lĩnh vực Du lịch: bên cạnh việc phòng, chống dịch hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan, Tổng cục Du lịch đã chủ động đề xuất các phương án và kịch bản để phục hồi lại hoạt động du lịch nội địa; đề xuất các phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế quay trở lại thị trường Việt Nam; Chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trong ngành Du lịch vượt qua khó khăn trước mắt để chuẩn bị cơ hội phục hồi và phát triển trong tương lai; Tiếp tục xây dựng chuyển đổi số cũng như phát triển hệ du lịch sinh thái thông minh. Tại Hội nghị đã có 6 tham luận của các đơn vị được trình bày và nhận được sự đánh giá cao từ các đại biểu tham dự diễn đàn như: Phương án tổ chức các hoạt động văn hoá trong điều kiện bình thường mới trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tác động của đại dịch Covid-19 đối với lĩnh vực TDTT và giải pháp trong thời gian tới; Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ VHTTDL... Tuy nhiên, để thích ứng trước điều kiện thực tiễn cũng như thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội được áp dụng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân “ bị giới hạn”, toàn ngành VHTTDL từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng đổi mới cách thức hoạt động để lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, mang lại liều “Vắc xin tinh thần” đến mọi người. Có thể kể đến như việc một số bảo tàng trên cả nước đã đổi mới sáng tạo hình thức hoạt động phục vụ khách tham quan từ xa, nổi bật với chương trình tham quan thực tế ảo 3D; trưng bày trực tuyến... sáng tạo chuyển đổi ứng dụng những hình thức phù hợp để tuyên truyền các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đảm bảo phòng, chống dịch. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Tổng cục TDTT xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn người dân tập luyện TDTT tại nhà với chủ đề “Cả nhà tập ngay, đánh bay Covid”. Đây là chương trình nhận được sự quan tâm của người dân bởi các bài tập thiết thực, bổ ích, phù hợp với mọi không gian và lứa tuổi. Hệ thống thư viên tại 63 tỉnh, thành đẩy mạnh hoạt động thông qua việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến. Nhiều địa phương bằng nỗ lực, tâm huyết, không ngừng sáng tạo với những đột phá mới mẻ trong hoạt động VHTTDL như: Giải chạy Olympic online vì sức khỏe toàn dân năm 2021 (Nam Định), Giải đạp xe online (Tp. Hồ Chí Minh),.. thông qua ứng dụng và nền tảng số để được ghi nhận thành tích. Nghệ thuật biểu diễn tại các địa phương đột phá với các ý tưởng chương trình được đăng tải lên Internet. Để tiếp tục khắc phục những khó khăn và thích nghi trong tình hình mới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị: các đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý. Khắc phục các khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, triển khai và thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ trọng tậm như: Triển khai kết luận Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 của Tổng Bí thư. Tập trung xây dựng môi tường văn hóa lành mạnh, đặc biệt xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa gia đình. Đề xuất xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển TDTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung triển khai đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”. Tập trung tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 tại Việt Nam, Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022. Hoàn thiện hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển phong trào TDTT trong nước và các yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng với đó, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển du lịch trong bối cảnh “bình thường mới, tập trung thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; Cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng tập trung phát triển du lịch nội địa, sẵn sàng các điều kiện đón khách du lịch quốc tế từ các thị trường trọng điểm, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Bài, Ảnh: N.H "Chuyển đổi số" ngành thể thao mang đến "vaccine tinh thần" trong mùa dịch Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương: Đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, đồng thời phòng chống dịch bệnh hiệu quả Print 583 Rate this article: No rating
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024