Hoạt động thể thao và các giải pháp để bảo vệ môi trường 07 Tháng Sáu 2021 Theo www.tdtt.gov.vn Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do những yếu tố khách quan và chủ quan như: thiên tai, sự bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu, từ nền công nghiệp ngày càng phát triển… Các sân vận động ngày nay được thiết kế thân thiện và gần gũi hơn với môi trường Tác động của môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường trên các mặt hoạt động: phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, thể thao, xã hội, an ninh, quốc phòng… không chỉ giúp chúng ta dự báo những ảnh hưởng của môi trường đến các lĩnh vực trong cuộc sống mà còn giúp những nhà quản lý chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu nhất để hạn chế ảnh hưởng xấu và gia tăng ảnh hưởng tích cực từ môi trường. Thể thao, phần lớn là một trải nghiệm thú vị thu hút hàng tỷ người đến với các đại hội thể thao, các giải đấu, các chương trình truyền hình, quán bar và các địa điểm khác để xem các vận động viên tranh tài, từ trẻ em đến những nhà chuyên môn tài năng, đều chơi các môn thể thao mà họ yêu thích. Tuy nhiên, niềm vui này đi kèm với những hậu quả vượt ra khỏi môn thể thao khi những hành động cá nhân đó được nhân lên bởi hàng triệu và hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Một lượng rác khổng lồ được tạo ra tại các sự kiện thể thao, từ bao bì, bát đĩa, chai lọ cho đến chất thải thực phẩm. Các tài nguyên như nước và năng lượng được sử dụng để cung cấp cho các cuộc thi đấu và để giữ cho các sân chơi luôn tươi tốt. Lượng khí thải carbon từ các hoạt động đi lại cũng là yếu tố tham gia vào quá trình làm ô nhiễm môi trường. Chúng ta thấy được điều này khi những người hâm mộ xúm quanh một vỉ nướng. Những khúc dồi nướng và xúc xích sèo sèo nở bung ra trên đó khi mỗi người nói về cơ hội giành chiến thắng vào cuối ngày. Một đứa trẻ nhỏ nhảy lên nhảy xuống hào hứng chỉ chiếc kẹo bông lớn nhất mà cô từng thấy khi bố cô lấy ví và mỉm cười với vợ mình. Bên lề, một người chơi rút ra một chai nước từ túi của anh ta khi anh ta hoàn thành việc luyện tập, uống nó và trò chuyện với huấn luyện viên về trận đấu của đêm đó. Một người phụ nữ một mình quét dọn sân vận động, thu gom những gói nước sốt cà chua rơi vãi, những tờ giấy ghi chép, và tờ rơi phiếu giảm giá được phát trong trận đấu.... Mỗi cảnh trong số đó, cũng giống như hàng ngàn cảnh khác, được diễn ra trên khắp thế giới và liên quan đến thể thao mỗi ngày. Đó chính là rác thải. Các cơ sở tập luyện, thi đấu TDTT và các sân vận động là những ví dụ rõ ràng về tác động môi trường. Các sân vận động hiện đại sẽ đòi hỏi nhiều tiện nghi tốt hơn. Việc sử dụng wifi hiện nay rất phổ biến, trong thực đơn luôn có sẵn vô số những lựa chọn thực phẩm và đồ uống nhằm đáp ứng nhiều sở thích nhất có thể của người hâm mộ, những thứ mới lạ và hàng hóa được bán hoặc cho tặng để lôi kéo người hâm mộ đến với các cuộc thi đấu và cho phép họ thể hiện sở thích của mình, và, tất nhiên, chỗ đậu xe là nhu cầu không bao giờ được thiếuTuy nhiên, mỗi chiếc bánh mỳ xúc xích được bán, mỗi lon bia hoặc soda được tiêu thụ, những bóng đèn được thắp sáng và những khối nước tưới cho mặt sân, tất cả đều phải sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên. Trước thực tế đó, trong những năm gần đây, nhân viên thể thao, các tổ chức thể thao bắt đầu nhận thấy những vấn đề chiến lược liên quan đến hoạt động môi trường, như sự tham gia của cộng đồng, tạo doanh thu thông qua tài trợ và tiết kiệm chi phí thông qua nâng cấp các cơ sở tập luyện, thi đấu… để cải thiện đáng kể môi trường xung quanh các hoạt động thể thao. Ví dụ, Sân vận động Olympic ở Luân Đôn được xây dựng chỉ bằng một phần mười tổng số thép được sử dụng để xây dựng sân vận động Tổ chim năm 2008 cho Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh. Ở Liên đoàn Bóng chày Mỹ, các đội Washington Nationals, Minnesota Twins và San Diego Padres, là những đội trong số nhiều đội bóng khác, tất cả đều nỗ lực để trở thành đội bóng và sân bóng xanh nhất trong cả nước, họ đã đưa ra các cam kết đáng kể về thiết kế và điều hành các hoạt động sân bóng của mình một cách thân thiện với môi trường. Giải pháp tạo môi trường “xanh” từ điều hành các giải đấu Ngoài các cấu trúc vật chất, các giải đấu thể thao, các đội, ban tổ chức và các cơ quan quản lý đã xây dựng những kế hoạch giúp tạo ra các cuộc thi đấu xanh hơn. Chúng được khởi xướng tại World Cup 2006 ở Đức và được tiếp tục áp dụng cho World Cup 2010 ở Nam Phi. Giải pháp từ sự tham gia của cộng đồng địa phương Một khía cạnh quan trọng trong điều hành hoạt động của bất kỳ tổ chức thể thao nào là có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Giúp mọi người hiểu và giải quyết những điều gây tổn hại và suy thoái môi trường, thậm chí cả về y tế và sức khỏe, đang trở nên quan trọng đối với ngành công nghiệp câu cá, golf, thể thao ngoài trời cũng như các môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp và nghiệp dư. Ngoài các hành động mang ý nghĩa nhân văn, tạo doanh thu, tiết kiệm chi phí và bù đắp chi phí có thể thấy được thông qua các quan hệ đối tác, tài trợ với các tổ chức doanh nghiệp và các nhóm xã hội khác, những mối quan hệ này có thể giúp chuyển dịch sự thay đổi môi trường từ một đội riêng lẻ đến toàn bộ đội ngũ các bên liên quan. Cạnh tranh về mối quan hệ với các doanh nghiệp xanh, chẳng hạn như tài trợ cho giải đấu hoặc hỗ trợ dài hạn bằng hiện vật, là một thách thức đối với các cán bộ, nhân viên thể thao nếu các công ty định hướng xanh không có khả năng xử lý nhu cầu từ các tổ chức này ngoài nhu cầu từ các tổ chức doanh nghiệp hoặc các tổ chức dân sự truyền thống (ví dụ, chính quyền thành phố). Giải pháp hiệu quả từ sự tái chế và thay đổi thói quen Tái chế là phổ biến tại các sự kiện thể thao ngày nay và nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là một trong những bước đầu tiên được thực hiện thường xuyên nhất trong chương trình thay đổi môi trường trong các hoạt động thể thao. Ngoài ra, cũng đã có sự tập trung chủ yếu vào việc giảm bớt việc sử dụng tài nguyên và hóa chất. Ví dụ, các nhân viên CLB Bóng chày St. Louis Cardinals ước tính rằng 15 - 20% ngân sách hoạt động của họ được dành cho việc sử dụng năng lượng. Bên trong các sân vận động, thực phẩm và những thay đổi về thực đơn cũng đang được thực hiện. Ví dụ, Cleveland Cavaliers bắt đầu mời chào một thực đơn các món ăn chay mở rộng tại các quầy và nhà hàng nhượng quyền của họ trong trường đấu Quicken Loans. Tương tự, Philadelphia Eagles, một tổ chức tiêu biểu cho hoạt động môi trường trong thể thao, có một thực đơn các món chay phong phú nhất trong thể thao, cam kết phục vụ ở mọi cấp độ dịch vụ ẩm thực. San Diego Padres gần đây đã hợp tác với một công ty nhiên liệu sinh học địa phương để cung cấp dầu ăn đã qua sử dụng cho các xe buýt ở các khu vực xung quanh các trường học. Ngay cả những chỉ dẫn được viết ra trên giấy và ghi chép về trận đấu cũng được thực hiện bằng kỹ thuật số để giảm sử dụng giấy và tránh lãng phí. Ngay cả những cá nhân vận động viên cũng đang được lôi cuốn vào công tác bảo vệ môi trường. Các vận động viên: Steve Nash, Usain Bolt, Kelly Slater, Marta Vieira da Silva, Tom Paradiso và Leilani Münter là những người ủng hộ hành động vì môi trường. Họ tự mình chủ động làm việc, tách biệt với các đội mà họ tham gia, để quảng bá thông điệp môi trường. Giải pháp từ xây dựng các công trình bền vững hơn Nếu thể thao muốn giữ được lượng người hâm mộ và tiếp tục kiếm được lợi nhuận lớn, các đấu trường và sân thể thao trên toàn thế giới sẽ phải điều chỉnh để giữ an toàn cho người chơi và người hâm mộ. Nhiều giải pháp nâng cấp khác nhau, từ các mái che có thể đóng mở đến hệ thống vận hành chống ngập, đang được tiến hành. Chúng thường đi kèm với các chương trình bổ sung về hiệu quả sử dụng năng lượng, năng lượng tái tạo, dự trữ nước, tái chế và quản lý chất thải. Điều này chắc chắn đã được đẩy mạnh bằng việc cắt giảm chi phí vận hành đồng thời cũng tạo ra những lợi ích môi trường. Một hình ảnh còn đọng lại mãi mãi từ trận lụt năm 2011 ở Queensland là sân vận động Suncorp bị ngập sâu dưới 1,5 mét bùn nước nhấn chìm thành phố. Sau 4 tuần, khi sân vận động hoạt động trở lại đã gây thiệt hại cho hệ thống vận hành và thiết bị là rất lớn. Trong 4 tháng, sân vận động không hoạt động hết công suất, bị mất thu nhập và khả năng thu các loại phí bảo hiểm thấp hơn. Sân vận động Quanton trên Bờ biển Vàng cũng đã thực hiện việc nâng cấp để thích ứng với điều kiện thay đổi khí hậu. Các vách kính của mái che sân vận động được làm từ các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu xuất cao. Lần đầu tiên ở Australia, có tới 20% tổng nhu cầu điện của sân vận động sẽ được tạo ra bởi nguồn điện mặt trời. Sân vận động Metricon cũng có các bể chứa nước dung tích lớn và tái chế tới 75% lượng nước thải của sân… Đó là những giải pháp mà các nhà quản lý phải lưu tâm khi phê duyệt các chương trình thi đấu, hệ thống cơ sở vật chất… thể thao thân thiện với môi trường./. K.Tùng Công đoàn Bộ VHTTDL chung tay ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 Tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các VĐV dự Olympic Print 2336 Rate this article: 5.0
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024