Responsive image

22 Tháng Mười Hai 2024

Tổng cục TDTT đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng chính phủ điện tử

 
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 tạo ra cơ hội và thách thức mới cho công tác ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về CMCN lần thứ 4 để điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tận dụng được cơ hội do CMCN mang lại.

 

Tổng cục TDTT quyết liệt thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử (Ảnh: TA)

 

Trong những năm gần đây, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của chính phủ điện tử nói riêng cũng như sự phát triển của kinh tế-xã hội nói chung.

Việc thực hiện Chính phủ điện tử trong thời gian qua đã tạo nên những thay đổi quan trọng, mang tính hệ thống hơn. Việt Nam đã có những hệ thống mang tính quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp…

Theo báo cáo của Văn phòng chính phủ, về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong tổng số 83 dịch vụ công trực tuyến giao cho 20 bộ, ngành, đến nay, các bộ, ngành đã triển khai thực hiện 78/83 dịch vụ công trực tuyến; trong tổng số 44 dịch vụ công trực tuyến giao cho các địa phương, đến nay có 32/63 đại phương đã triển khai thực hiện.

Mặc dù bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn trong lộ trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết 36.

Vì vậy, để đảm bảo lộ trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử đạt kết quả như mong đợi, Tổng cục TDTT đã ban hành Quyết định số 819/QĐ-TCTDTT vê việc ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử tại Tổng cục TDTT.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020 là:

Về hạ tầng công nghệ thông tin: Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật kết nối, liên thông với các hệ thống dùng chung của Bộ (hệ thống quản lý văn bản và liên thông điều hành 4 cấp hành chính, Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL…); Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tăng cường quản lý, giám sát các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu và các hệ thống thông tin của Tổng cục TDTT.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước: Tăng cường việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp hành chính trong hoạt động của Tổng cục TDTT. Tăng tỷ lệ trao đổi các văn bản điện tử giữa các cơ quan đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT. Đảm bảo 100% các văn bản giấy mời, thông báo được gửi nhận thông qua văn bản điện tử; Nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã xây dựng phục vụ công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp của Tổng cục TDTT; Đẩy mạnh việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Tổng cục. Đảm bảo 100% các đơn vị sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong các giao dịch và gửi nhận văn bản.

Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3,4 trong lĩnh vực TDTT; tăng cường số lượng thủ tục được tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ. Đảm bảo tối thiểu các dịch vụ hành chính công trực tuyến có hồ sơ phát sinh; Nâng cao hiệu quả hoạt động Bộ phận một cửa tại Tổng cục TDTT trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân được thuận tiện, nhanh chóng.

Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức Tổng cục. Đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức thành thạo các kỹ năng cơ bản trong việc khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; Tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục cần bố trí ít nhất 01 cán bộ lãnh đạo phụ trách và 01 cán bộ chuyên trách về công tác công nghệ thông tin.

Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về phát triển Chính phủ điện tử tại các quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, từ nhóm các nước có chỉ số phát triển trung bình sang nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, tăng 10 hạng trong bảng xếp hạng chung, lên thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6 về chỉ số phát triển chung và đứng thứ 4 về chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến./.

Print
10882 Rate this article:
No rating

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: banbientap.vkhtdtt@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top