NCS Lê Thị Ngọc Mai bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện 30 Tháng Mười Hai 2021 Ngày 29 tháng 12, trường Đại học Sư Phạm 2 nói chung và Khoa giáo dục thể chất của nhà trường nói riêng đã đón nhận tin vui khi NCS Lê Thị Ngọc Mai bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện. Buổi bảo vệ diễn ra tại Viện khoa học TDTT do PGS.TS Trần Hiếu làm chủ tịch Hội đồng. NCS Lê Thị Ngọc Mai chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô trong Hội đồng Ngày 29 tháng 12, trường Đại học Sư Phạm 2 nói chung và Khoa giáo dục thể chất của nhà trường nói riêng đã đón nhận tin vui khi NCS Lê Thị Ngọc Mai bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện. Buổi bảo vệ diễn ra tại Viện khoa học TDTT do PGS.TS Trần Hiếu làm chủ tịch Hội đồng. Giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên được cấu thành bởi các yếu tố: Trình độ kiến thức, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, và phẩm chất đạo đức, phương pháp dạy học. Trong đó năng lực sư phạm và phương pháp dạy học là những yếu tố rất quan trọng. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm 2 đã có nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên, thông qua đó đa số các giảng viên đã có sự phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại, nội dung học tập có thể được sinh viên tiếp cận với nhiều cách thức khác nhau, phương pháp giảng dạy của một số ít giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, NCS Lê Thị Ngọc Mai đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phát triển năng lực sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”. Luận án được trình bày trong 138 trang bao gồm phần: Mở đầu (5 trang); Các nội dung chính của luận án: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (40 trang), Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (7 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (83 trang); Phần kết luận và kiến nghị (3 trang). Trong luận án có 60 bảng, 15 biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 84 tài liệu tham khảo trong đó có 78 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 6 tài liệu tiếng Anh và Phần phụ lục, đảm bảo hàm lượng khoa học và kết cấu của một luận án Tiến sỹ. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy, tác giả đã chỉ ra được thực trạng kết quả học tập và rèn luyện năng lực sư phạm của sinh viên thể dục thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi, loại khá trong học tập và rèn luyện năng lực sư phạm chưa cao; tỷ lệ sinh viên đạt loại trung bình và loại yếu còn chiếm đa số, đặc biệt là khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm; Sinh viên chưa chủ động, tích cực trong học tập và rèn luyện năng lực sư phạm, chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của năng lực sư phạm đối với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp trong tương lai; năng lực tự học, tự rèn luyện năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành lựa chọn các biện pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trên cơ sở các nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu; đảm bảo tính pháp lý; đảm bảo tính khoa học; đảm bảo tính khả thi; đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo tính hiệu quả. Nhờ đó, đã xác định được 3 biện pháp để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài: (1) Tăng cường giáo dục nhận thức cho sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của học tập và rèn luyện năng lực sư phạm. (2) Đổi mới mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của khoa GDTC trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 theo hướng phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên. (3) Đổi mới công tác tổ chức đào tạo của khoa GDTC trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 theo hướng phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh hiệu quả của các biện pháp: Khắc phục có hiệu quả các yếu tố hạn chế sự phát triển năng lực sư phạm của sinh viên khoa GDTC trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Sinh viên nhận thức vai trò và tầm quan trọng của quá trình học tập, rèn luyện năng lực sư phạm; chủ động, tích cực trong học tập và tự học các khối kiến thức có tính nền tảng đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực sư phạm. Mục tiêu và nội dung chương trình được đổi mới theo định hướng phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên đã đáp ứng các yêu cầu: Tiệm cận với Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Bộ GD&ĐT, đáp ứng được yêu cầu về phạm vi và nội dung của năng lực sư phạm mà giảng viên phải đạt được trước diễn biến đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh. Công tác tổ chức đào tạo đã đáp ứng yêu cầu: Góp phần hoàn thiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong thực tiễn đào tạo của khoa GDTC; tích cực hóa, hiệu quả hóa quá trình tự học, tự rèn luyện năng lực sư phạm của sinh viên; trực tiếp phát triển năng lực sư phạm của sinh viên thông qua mở rộng phạm vi, nội dung và yêu cầu hoạt động rèn luyện năng lực sư phạm. Dưới tác động đồng bộ của các biện pháp, kết quả học tập, rèn luyện năng lực sư phạm của sinh viên khóa thực nghiệm đã có sự hơn hẳn so với khóa đối chứng; năng lực sư phạm của sinh viên đã có sự phát triển cả về phạm vi và nội dung, có tính đáp ứng cao trước yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Với ý nghĩa là bộ phận cấu thành các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học (theo quy định của Bộ GD&ĐT), sự phát triển năng lực sư phạm và kết quả học tập của sinh viên đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên TDTT của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Với những kết quả đạt được, Hội đồng khoa học đã đánh giá cao công trình nghiên cứu của tác giả. Đặc biệt những đóng góp mới của luận án đã góp phần cải thiện đáng kể thực trạng dậy và học giáo dục thể chất tại nhà trường, đồng thời mở ra những phương pháp tiếp cận mới, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng căn bản và toàn diện và trong những năm đầu chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Kết quả thực nghiệm đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về tính tích cực của sinh viên trong rèn luyện năng lực sư phạm; sự tương thích giữa nội dung chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và chuẩn nghề nghiệp. Với ý nghĩa là bộ phận cấu thành các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học, phát triển năng lực sư phạm và kết quả học tập của sinh viên đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục thể thao… là rất có giá trị. Với 7/7 phiếu tán thành (chiếm tỷ lệ 100%), Hội đồng khoa học chấm luận án cho NCS Lê Thị Ngọc Mai đã thông qua luận án và đề nghị Viện khoa học TDTT cấp Bằng Tiến sỹ cho NCS sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo quyết nghị của Hội đồng./. Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động Viện Khoa học TDTT năm 2021 NCS Nguyễn Đức Dũng bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện Print 1162 Rate this article: No rating
Bộ VHTTDL: Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW với quyết tâm chính trị cao nhất 11 Tháng Mười Hai 2024
Phát triển thể dục, thể thao, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện 08 Tháng Mười Hai 2024
Bộ VHTTDL: Tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhằm tạo động lực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 07 Tháng Mười Hai 2024
3 thành tích thể thao vào đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 07 Tháng Mười Hai 2024