Responsive image

22 Tháng Mười Hai 2024

NCS Võ Đình Hợp bảo vệ thành công LATS cấp cơ sở

 “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng”

Sáng ngày 20/4/2021, tài Viện Khoa học TDTT, NCS Võ Đình Hợp đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp cơ sở với đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng”. Hội đồng chấm luận án cho NCS Võ Đình Hợp gồm 07 thành viên do PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT làm Chủ tịch Hội đồng.

PGS.TS Trần Hiếu công bố các điều kiện bảo vệ của NCS Võ Đình Hợp

Trường Đại học Đà Nẵng là một Trường Đại học giàu truyền thống, là một Trường lớn của Khu vực miền Trung, Tây Nguyên, có nhiệm vụ đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực gồm nhiều trường, Viện, Khoa và Trung tâm thành viên với mục  tiêu xây dựng nhà Trường trở thành Đại học nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, Trung tâm nghiên cứu khoa học giao lưu quốc tế, có sức lan tỏa không những chỉ ở khu vực, trong nước mà còn cả quốc tế như vai trò .vị trí của Đà Nẵng vừa được chính phủ phê duyệt. Bởi vậy chất lượng đào tạo của Trường, trong đó có chất lượng giáo dục thể chất, là mối quan tâm hàng đầu của Đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên của Đại học Đà Nẵng dù đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn những tồn tại bất cập, chưa tương xứng với vị thế của một Trung tâm đại học lớn. Do đó “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng” vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu thành công đề tài này sẽ là những đóng góp đáng quý về cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học.

Trong luận án của mình, NCS đã sử dụng 7 phương pháp, trong đó có 6 phương pháp thường quy như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, phương pháp quan sát xã hội học, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp toán học thống kê. Ngoài ra NCS còn sử dụng thêm một  phương pháp là phương pháp SWOT để lựa chọn các giải pháp. Điểm khác biệt so với không ít tác giả khác khi sử dụng phương pháp  SWOT là sau khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, NCS đã tiến hành kiểm định chúng thông qua ý kiến chuyên gia, đồng thời cũng xây dựng ma trận SWOT để hình thành các giải pháp tương ứng. Điều đó chứng tỏ NCS là một nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm và có những hiểu biết đáng trân trọng.

Kết quả nghiên cứu NCS đã lựa chọn được 6 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học cho Đại học Đà Nẵng với 2 nhóm, trong đó nhóm giải pháp sư phạm có 2 giải pháp và nhóm giải pháp hỗ trợ có 4 giải pháp. Nhóm giải pháp sư phạm bao gồm giải pháp 1: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học giáo dục thể chất theo hướng tích cực hóa, kích thích nhu cầu, khơi dậy hứng thú tập luyện thể dục thể thao, phát triển tính chủ động, sang tạo năng lực tự học, tự rèn luyện của sinh viên và giải pháp 2: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo nhu cầu và thực tiễn của Đại học Đà Nẵng. Nhóm giải pháp hỗ trợ bao gồm giải pháp 3: tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; giải pháp 4: Xây dựng ban hành chính sách sáng tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, tổ chức, triển khai trong giảng dạy giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường ở đại học Đà Nẵng; giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch, quy hoạch tuyên dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phát triển đội ngũ quản lý, giảng viên giáo dục thể chất tại đại học Đà Nẵng đảm bảo đủ về số lượng đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ theo đúng quy định; giải pháp 6: Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng thêm sân bãi, mua sắm thêm trang thiết bị dụng cụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên.

Dù luận án có một số khiếm khuyết cần nghiêm túc chỉnh sửa, song đây là một Luận án được NCS tiến hành nghiên cứu một cách công phu và nghiêm túc. Những giá trị của Luận án cần trân trọng, có ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn GDTC.  Từ những đánh giá trên có thể khẳng định rằng tên đề tài và nội dung nghiên cứu, về cơ bản là phù hợp, nôi dung nghiên cứu là phù hợp với ngành nghiên cứu – ngành giáo dục học có mã số 9140101. Đồng thời qua nhận xét ở trên cũng có thể thấy trong 3 kết quả đạt được, chúng vừa là điểm mới của đề tài, vừa có tác dụng bổ sung, làm phong phú thêm cho những kết quả nghiên cứu đã có về lĩnh vực GDTC và thể thao học đường, vừa có ý nghĩa xã hội rất đáng trân trọng việc làm đổi mới công tác GDTC và thể thao học đường của Đại học Đà Nẵng.

Kết quả với 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu thông qua, NCS Võ Đình Hợp đã bảo vệ thành công luận án tiên sĩ cấp cơ sở.

Print
1312 Rate this article:
5.0

Thư viện ảnh

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: thongtinthethao@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top