NCS Nguyễn Thị Hồng Liên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Giáo dục học cấp cơ sở 03 Tháng Tám 2022 Ngày 3/8/2022, NCS Nguyễn Thị Hồng Liên đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Giáo dục học cấp cơ sở với tên đề tài: “Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao”. Toàn cảnh lễ bảo vệ LATS cấp cơ sở của NCS Nguyễn Thị Hồng Liên Chính sách TDTT là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về lĩnh vực TDTT. Thông qua việc ban hành và thực thi các chính sách, những mục tiêu phát triển TDTT được hiện thực hóa. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về TDTT trong các văn bản quy phạm pháp luật về TDTT như: Luật Thể dục, Thể thao; Các nghị định của Chính phủ; Các thông tư liên bộ; Chính sách phát triển nguồn lực TDTT; Chính sách phát triển hoạt động TDTT cho mọi người... Hiện nay ở nước ta, phong trào TDTT cho mọi người phát triển rộng rãi và có nhiều chuyển biến rõ rệt, theo hướng đẩy mạnh phát triển TDTT trong từng đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang, nông dân, người cao tuổi. Phong trào TDTT quần chúng trong cả nước diễn ra sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Số lượng người tập TDTT thường xuyên, số câu lạc bộ TDTT gia tăng mạnh theo hàng năm. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai rộng khắp cả nước đã phát huy hiệu quả thực tiễn và là động lực thúc đẩy phong trào TDTT ở cơ sở phát triển mạnh mẽ và gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Các hoạt động TDTT giải trí gắn kết với hoạt động du lịch được tạo điều kiện phát triển ở nhiều địa phương; công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT quần chúng đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác GDTC và thể thao trong nhà trường đã có những chuyển biến, dần đi vào nề nếp. Phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Phong trào TDTT trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có bước phát triển dù còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, cơ sở vật chất, sân bãi cho hoạt động TDTT. Hoạt động TDTT trong lực lượng thanh thiếu niên tiếp tục được đẩy mạnh. Hoạt động TDTT trong đối tượng người cao tuổi được phát triển rộng khắp cả nước, đặc biệt là ở thành phố, thị xã, thị trấn tập luyện TDTT đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với người cao tuổi, góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ, cũng từng bước góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Hoạt động TDTT người khuyết tật được quan tâm, ngày càng phát triển, góp phần động viên, cổ vũ, tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện TDTT, hoà nhập với cộng đồng. Công tác xã hội hóa hoạt động TDTT góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các phong trào từ các xã, phường, thị trấn đến làng, bản, thôn, ấp, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Các chính sách phát triển TDTT nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực TDTT cho mọi người nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sự nghiệp TDTT, nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân. Đánh giá, phân tích tác động của chính sách đã ban hành trong thực thi chính sách là công việc thường xuyên của nhà quản lý. Tuy nhiên, phân tích chính sách không chỉ là nhu cầu của nhà quản lý, mà còn là nhu cầu của các tổ chức kinh doanh, nhu cầu của nhân dân; vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đánh giá, phân tích tác động của chính sách là một phần của công tác phản biện xã hội về các chính sách đã ban hành. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động thể dục thể thao cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển thể dục thể thao” và cho rằng đó là một vấn đề cần thiết, làm cơ sở khoa học đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoạch định chính sách phát triển TDTT Việt Nam nói chung, phát triển TDTT cho mọi người nói riêng. Để đánh giá thực trạng hoạt động TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách TDTT từ thời kỳ đổi mới tới nay luận án tiến hành phân làm 3 giai đoạn (giai đoạn 1986-2000; 2001-2010 và 2011-2020) để thuận tiện cho quá trình tổng hợp đánh giá, đồng thời cũng phù hợp với từng giai đoạn trong các Quy hoạch và Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt. Dưới tác động của hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, ngành, liên ngành các hoạt TDTT, phong trào TDTT cho mọi người đã có sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn quốc, tới mọi đối tượng vùng miền, theo xu hướng tăng dần đều. Luận án đã hệ thống được 62 văn bản chính sách về TDTT cho mọi người, trong đó: TDTT quần chúng có 31 văn bản và GDTC và thể thao trong nhà trường có 31 văn bản từ giai đoạn đổi mới năm 1986 đến nay. Hệ thống các văn bản chính sách về TDTT cho mọi người đều được đánh giá 100% phù hợp với các yêu cầu của văn bản quy phạm pháp luật quy định. Luận án đồng thời đã lựa chọn được 49 tiêu chí đủ khả năng đánh giá tác động của chính sách phát triển TDTT cho mọi người với 6 nhóm tiêu chí, gồm: Nhóm 1: Đánh giá chung về hệ thống chỉ tiêu thống kê của lĩnh vực TDTT có 7 tiêu chí; Nhóm 2: Đánh giá tác động đến kinh tế có 7 tiêu chí; Nhóm 3: Đánh giá tác động đến xã hội có 8 tiêu chí; Nhóm 4: Đánh giá tác động đến sức khỏe có 4 tiêu chí; Nhóm 5: Đánh giá tác động đến tinh thần có 6 tiêu chí và Nhóm 6: Đánh giá tác động về thể lực có 17 tiêu chí. Đánh giá thực trạng TDTT cho mọi người dưới tác động của chính sách phát triển TDTT từ năm giai đoạn đổi mới năm 1986 đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về phong trào TDTT phát triển sâu rộng tới mọi miền tổ quốc. Số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, hệ thống CSVC TDTT dần được đầu tư nâng cấp, hệ thống chính sách TDTT ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế tồn tại là: Nhiều nơi còn thiếu hệ thống CSVC hạ tầng TDTT. Quỹ đất dành cho hoạt động TDTT chưa đảm bảo quy định. Ngân sách dành cho phát triển TDTT còn hạn chế. Hệ thống chính sách phát triển nguồn lực TDTT, chính sách huy động xã hội hóa TDTT còn nhiều bất cập, hạn chế tồn tại qua nhiều năm đến nay vẫn chưa được khắc phục. Do vậy, cần phải có đề xuất về chính sách, về mục tiêu phát triển để làm sao giải quyết được các vấn đề còn tồn tại đã đề cập trên. Đánh giá được hiệu quả tác động của chính sách phát triển TDTT tới hoạt động TDTT cho mọi người đã phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, giai đoạn sau có sự phát triển vượt trội hơn giai đoạn trước. Đánh giá về hiệu quả tác động tới kinh tế, xã hội, sức khỏe, tinh thần đều được các chuyên gia thống nhất cao về mức độ đồng ý đến rất đồng ý. Đánh giá bằng các tiêu chí thể lực cho thấy thành tích của các nhóm đối tượng của luận án (TDTT quần chúng và GDTC và thể thao trong nhà trường) đều có sự phát triển, chênh lệch khá lớn so với thể chất người Việt Nam cách đây 15 năm; sự khác biệt là có ý nghĩa. Luận án đã xác định được 18 nội dung thuộc 3 nhóm vấn đề của hoạt động TDTT cho mọi người còn tồn tại và chưa đạt được hiệu quả như mong đợi dưới tác động của chính sách, từ đó đề xuất 04 định hướng hoạch định chính sách để giải quyết các tồn tại, hạn chế của hoạt động TDTT cho mọi người là:1/ Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức và thực hiện hoạt động tập luyện TDTT cho mọi người; 2/ Đẩy mạnh phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường; 3/ Xây dựng chương trình phối hợp phát triển TDTT và 4/ Xây dựng Quy hoạch phát triển TDTT cho mọi người đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. NCS Nguyễn Thị Hồng Liên chụp ảnh cùng Hội đồng khoa học Kết quả 100% thành viên Hội đồng có mặt đã nhất trí đề nghị Viện trưởng Viện khoa học Thể dục thể thao cho phép NCS Nguyễn Thị Hồng Liên được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện sau khi đã chỉnh sửa luận án theo kết luận của Hội đồng./. Thông báo bảo vệ Luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Bộ VHTTDL đạt được nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 Print 1004 Rate this article: No rating Please login or register to post comments.
Viện khoa học TDTT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 26 Tháng Mười Hai 2024
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024