Các vi chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao 19 Tháng Năm 2021 Theo www.tdtt.gov.vn Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở trẻ em, trong đó trên 50% là do vai trò của bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực, ngoài ra là các yếu tố khác như di truyền, nếp sống, sức khỏe... Vì vậy, để cải thiện chiều cao, cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng trong những năm đầu đời của trẻ, dinh dưỡng và vận động thể lực cho lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Những thực phẩm giàu canxi, kẽm và vitamin D rất hữu ích trong phát triển chiều cao. Vitamin A, iốt, sắt Vitamin A rất cần thiết cho tầm nhìn, sự biệt hóa về tế bào, chức năng miễn dịch và tạo xương. Iốt là nguyên tố vi lượng thiết yếu để ngăn ngừa bệnh bướu cổ và bệnh chậm phát triển trí não. Trong giai đoạn phát triển, cơ thể phụ thuộc nhiều vào sắt. Sắt giúp vận chuyển ôxy tới các tế bào cơ thể... Thực phẩm giàu sắt là thịt, hải sản, đậu đỗ, rau màu xanh đậm, thực phẩm tăng cường chất sắt. Canxi Thức ăn giàu canxi gồm sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá... Gần đây thị trường xuất hiện nhiều thực phẩm tăng cường canxi như bánh mì, bánh bích quy, nước cam, ngũ cốc ăn liền. Nhu cầu canxi mỗi ngày của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 300 mg, 6-11 tháng tuổi là 400 mg, 1-2 tuổi là 500 mg, 3-5 tuổi là 600 mg. Phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu canxi cao nhất tương ứng là 1.200 mg và 1.300 mg. Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa. Một đơn vị chứa 100 mg canxi có trong một miếng phô mai (15 g phô mai), 100 ml sữa chua (một hộp sữa chua) và 200 ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ). Kẽm Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển. Kẽm cũng tương tác với những hormone quan trọng tham gia vào tăng trưởng xương. Vi chất này làm tăng hiệu quả của vitamin D lên chuyển hóa xương thông qua kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương. Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt đỏ, một số hải sản, ngũ cốc nguyên hạt và một số ngũ cốc ăn liền được tăng cường kẽm. Trong 100 g sò chứa 13,4 mg kẽm, 100 g thịt lợn chứa 5,76 mg kẽm, 100 g thịt bò chứa 4,05 mg kẽm. Vitamin D Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Một số loại dầu gan cá, nhất là cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển, trứng gà được nuôi, chứa vitamin D. Trong 100 g cá chép có 24,7 mcg vitamin D, 100 g cá hồi chứa 10,88 mcg vitamin D, lòng đỏ trứng gà có 2,88 mcg trên 100 g. Vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi, làm xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt. Trẻ cần tăng cường vận động ngoài trời và sử dụng thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Ngoài tác dụng tăng trưởng chiều cao, các vi chất dinh dưỡng này còn tăng cường miễn dịch đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Bên cạnh việc bổ sung các vi chất, việc ngủ đủ giấc và luôn vận động cũng hết sức cần thiết trong, góp phần chuyển đổi chất trong cơ thể và tăng cường chiều cao cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi ngủ 14-17 giờ mỗi ngày; Trẻ sơ sinh từ 3-11 tháng tuổi được 12-17 giờ; Trẻ mới biết đi 1-2 tuổi nhận được 11-14 giờ; Trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi được 10-13 giờ; Trẻ em từ 6-13 tuổi được chín đến 11 giờ; Thanh thiếu niên từ 14 đến 17 tuổi nhận được tám đến 10 giờ; Người lớn từ 18-64 tuổi có bảy đến chín giờ; Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên được bảy đến tám giờ. Trẻ em ở trường nên có ít nhất một giờ tập thể dục mỗi ngày. Trong thời gian này, nên tập trung vào: Bài tập xây dựng sức mạnh, chẳng hạn như chống đẩy hoặc ngồi dậy. Bài tập linh hoạt, chẳng hạn như yoga. Các hoạt động aerobic, như chơi bài, nhảy dây hoặc đạp xe. Tập thể dục ở tuổi trưởng thành cũng có lợi ích của nó. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe tổng thể, nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tình trạng này xảy ra khi xương trở nên yếu hoặc giòn, dẫn đến mất mật độ xương. Điều này có thể khiến chiều cao giảm xuống. Để giảm thiểu rủi ro, hãy thử đi bộ, chơi tennis hoặc tập yoga vài lần một tuần./. Vân Thùy (t/h) Hội nghị Khoa học “Y học thể thao vì sức khỏe vận động viên và cộng đồng” Tổ chức chống doping thế giới chia sẻ những thách thức phải đối mặt trong quá trình hướng tới mục tiêu bảo vệ nền thể thao sạch Print 807 Rate this article: No rating
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024