Responsive image

Tưởng tượng, sử dụng tưởng tượng và quan hệ của chúng tôi với thành tích thể thao

TƯỞNG TƯỢNG, SỬ DỤNG TƯỞNG TƯỢNG VÀ QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI THÀNH TÍCH THỂ THAO
VĐV gắn bó với tưởng tượng (TT) theo nhiều mục đích khác nhau. Việc sử dụng rộng rãi TT có lẽ vì chính hiệu quả của nó trong nhiều ngành khác nhau và khả năng của mỗi người (Hall, 1998). Martin, Moritz và Hall (1999) đã xây dựng một mô hình ứng dụng TT (TT) trong thể thao. Qua phỏng vấn người ta phát hiện ra một mô hình gồm 4 thành phần sau: a) Tình huống thể thao; b) Chức năng của TT; c) Hiệu quả sử dụng TT; và d) Khả năng TT. Mô hình này chỉ ra rằng trong các tình huống thể thao khác nhau nên sử dụng các chức năng của TT phù hợp với kế hoạch định trước. Mặc dù các nghiên cứu trước (Callow, Hardly và Hall, 2001; Vadocz, Hall và Moritz, 1997) đã đánh giá mối quan hệ theo một số cấu trúc mô hình nhưng chưa có công trình nào điều tra về chức năng, khả năng TT và hệ quả của chúng.

Mô hình của Martin và cs (1999) tập trung vào một số chức năng của tưởng tượng (TT) có thể có lợi cho thể thao. Paivio (1985), Hall, Mack, Paivio và Hausenblas (1998) đã tìm ra 5 chức năng của TT thường dùng trong thể thao. Paivio và cs giả định rằng TT có vai trò trong cả nhận thức và hành vi. Có vai trò chung và vai trò riêng. TT nhận thức tổng hợp (CG - Cognitive General) bao hàm sự diễn tập tâm trí ứng phó với các kế hoạch và chiến thuật tập luyện, thi đấu. TT nhận thức chuyên biệt (CS - Cognitive Specific) là sự diễn tập tâm trí về các kỹ năng. TT động cơ tổng hợp (MG - A, Motivational Generalarousal) bao gồm TT kích động và lo âu liên quan với thành tích. TT động cơ thành thục (MG - M, Motivational General - Mastery) được sử dụng trong điều khiển và cảm nhận lòng tin. TT động cơ chuyên biệt (MS - Motivation Specific) buộc phải TT đạt được và hoàn thành mục đích đề ra (có nghĩa là phải chiến thắng).
Phân tích bằng toán học, Priskell, Copper và Moran (1974) khẳng định rằng việc sử dụng TT có một yếu tố trung hòa và đáng quan tâm về điều khiển kỹ năng biểu diễn. Tần số sử dụng TT có liên quan tích cực với thành tích tập luyện (Hall và cs, 1998). Bên cạnh đó các nghiên cứu khác (Cumming và Hall, 2002; Hall và cs, 1998) còn phát hiện ra rằng VĐV trình độ cao sử dụng tốt hơn cả 5 chức năng TT để phát huy tốt nhất trong tập luyện và thi đấu so với các VĐV có trình độ thấp.
TT đòi hỏi chất lượng TT của cá nhân. Trong thể thao, khả năng TT hình ảnh chuyên môn và cảm giác vận động đã từng được điều tra nghiên cứu. Hall, 1998 cho rằng có mối tương quan chặt giữa chất lượng TT với hiệu quả tập luyện, TT giúp tăng thành tích hoặc tăng khả năng cảm

 
nhận kỹ năng, kỹ xảo của VĐV. Hall và Martin đã nghiên cứu xa hơn nữa và cho rằng nó có thể dự báo được thành tích của VĐV qua nhiều khía cạnh của khả năng TT. Không chỉ người có TT tốt hơn sử dụng TT có hiệu quả hơn trong thể thao, khi VĐV tăng cường sử dụng TT thì khả năng TT của họ cũng tiến bộ dần (Rodgers, Hall và Buckolz, 1991). Mối quan hệ khép kín giữa hai khía cạnh đó dường như cùng tồn tại; Người TT tốt hơn thì thấy thú vị hơn trong việc dùng TT, và khi kết quả sử dụng TT tăng lên thì khả năng sử dụng TT cũng tăng lên (Vadocz và cs, 1997).
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra mô hình ứng dụng TT của Martin và cs (1999) về dùng TT trong thể thao và đặc biệt kiểm tra giả định khả năng TT có thể điều chỉnh mối quan hệ giữa sử dụng TT với kế hoạch. Như Paivio (1985) cho rằng cần phải xác định xem lý do nào làm sử dụng kỹ thuật TT có hoặc không có hiệu quả. Bằng kết hợp chức năng sử dụng TT với kết quả mong ước, Martin và cs đưa ra mô hình ứng dụng TT và nhận thức được khả năng điều hòa của mối quan hệ giữa dùng TT với quyết định hiệu quả mong muốn và khẳng định cần phải triển khai để những can thiệp của TT có hiệu quả hơn.
Chức năng đa dạng của TT có liên quan với những kết quả mong muốn chuyên biệt trong mô hình của Martin và cs (1999). Lợi ích của việc sử dụng TT CG được thông báo cho các VĐV bóng đá (Fenker và Lambiote, 1987), chiến thuật cử tạ (Rushehall, 1988) và các cuộc đua canoe vượt chướng ngại vật (Mac Intyre và Moran, 1996). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng TT MA có liên quan tới giảm lo âu (Vadocz, 1997), TT MG - M có liên quan tới tăng tính tự tin thể thao (Callow, 2001). Munroe, Giacobbi, Hall và Weinberg, (2000) cũng khẳng định rằng VĐV sử dụng TT MS để hình dung ra 2 dạng mục đích: biểu diễn và thành tích. Tuy nhiên, những kết quả đa dạng đó (có nghĩa là chiến thuật, lo âu, tự tin, mục đích) chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu đó. Nghiên cứu này tập trung vào thành tích thể thao.
Đặc biệt đánh giá hiệu quả dự kiến trước về thành tích môn điền kinh. Nghiên cứu mô tả rõ ràng rằng sử dụng TT có liên quan tích cực với sự tiến bộ thành tích thể thao (Driskell và cs, 1994; Hall, 2001). Vì vậy trên cơ sở mô hình của Martin và cs, giả thiết sử dụng TT CS cũng liên quan với thành tích điền kinh và khả năng TT sẽ điều hòa mối quan hệ giữa TT CS và thành tích. Còn mong ước gì hơn khi kết quả chứng minh rằng VĐV nào sử dụng TT CS và trở lên kỹ xảo hơn về TT sẽ thể hiện trình độ cao hơn những VĐV ít có kỹ năng TT. Hơn nữa, mặc dù việc sử dụng các loại TT CG, MG-A, MG-M và MS đã được đánh giá, trên cơ sở mô hình của Martin và cs, không có mong muốn những chức năng đó của TT sẽ có liên quan tới thành tích điền kinh.
Mục đích thứ hai của nghiên cứu này là điều tra kỹ hơn nữa về mối quan hệ giữa khả năng TT và việc sử dụng TT theo đề xuất của Martin, Moritz, Hall, và Vadocz (1996); Vadocz và cs (1997). Rõ ràng 2 nghiên cứu này đã cung cấp một số vấn đề về khả năng TT hình ảnh và cảm giác vận động có liên quan tới việc sử dụng TT CS, MG-A và MG-M. Tuy nhiên, Hall (1998) cũng lưu ý rằng những công cụ như MIQ-R được thiết kế để đo lường mức độ TT đặc biệt của VĐV (có nghĩa là TT CS), nhưng không biết hiệu quả thế nào khi họ ở các mặt khác của TT khi tham gia vào thể thao như sự kích thích (có nghĩa là TT MG-A) và hiệu quả (TT MG-M). Theo kết quả nghiên cứu, giả định rằng, khả năng TT khi được đánh giá bằng thang MIQ-R sẽ dự báo được khả năng sử dụng TT CS. Thêm nữa, mong muốn cả khả năng TT

 
hình ảnh và cảm giác vận động đều góp phần dự báo khả năng sử dụng TT CS. Mặc dù khả năng TT hình ảnh và cảm giác vận động đều có khả năng dự báo TT CS đã được biết tới nhưng vẫn cần giả thiết rằng khả năng quan sát sẽ được dự báo tốt hơn khi hầu hết các VĐV có cảm nhận tốt hơn TT cảm giác vận động (Hall và Martin, 1997). Cuối cùng, theo gợi ý của Hall (1998) khả năng TT được đo bằng MIQ-R không hy vọng có liên quan tới chức năng khác của TT.
PHƯƠNG PHÁP:
1. Đối tượng: người tham gia được tuyển lựa từ 3 đội điền kinh cấp trường đại học Canada, 53 nam và 47 nữ tình nguyện. 60 VĐV được phân loại theo trình độ thi đấu và cuối cùng giữ lại 40 người. Tuổi của nhóm đối tượng từ 18-28,85 (M= 21,27; SD = 1,89) và tuổi nghề trung bình 9,18 năm (SD = 3,48).
2. Đo lường:
a) Khả năng sử dụng TT: bảng hỏi TT thể thao (The Sport Imagery Questionaire - SIQ) (Hall và cs 1988) là bảng hỏi được thiết kế để đánh giá khả năng của VĐV về 5 chức năng thuộc nhận thức và động cơ của TT. Có 6 câu hỏi, mỗi câu có tỉ lệ điểm theo thang Likert với 1 = rất hiếm khi sử dụng chức năng TT và 7 = thường xuyên sử dụng chức năng của TT. Thống kê tần số trung bình được sử dụng 5 chức năng của VĐV. Các giá trị có độ tin cậy phù hợp với các thang phụ của SIQ và dường như chúng cũng phù hợp với kết quả những nghiên cứu trước (xem bảng 1). SIQ cũng khẳng định tính hiệu lực cao (Hall và cs 1998).
b) Khả năng TT: Bảng hỏi TT vận động sửa đổi (MIQ-R: The Movement Imagery Questionaire-Revised, Hall và Martin, 1997) đánh giá khả năng TT theo phương diện khả năng cảm giác vận động và hình ảnh. 4 câu đánh giá 2 khía cạnh của khả năng TT. 8 câu yêu cầu đối tượng biểu diễn động tác, sau đó TT động tác rồi sắp xếp mức độ TT hành động đó vào thang Likert theo mức độ khó khăn (1) hoặc dễ dàng (7). Sau đó tính điểm trung bình theo từng thang phụ về khả năng TT. MIQ-R thích hợp với đo lường tâm lý và phổ biến khắp thế giới (Hall và Martin, 1997; Vadocz và cs 1997). Trong bảng 1, độ tin cậy của thang quan sát và cảm giác vận động cũng được tìm thấy ở nghiên cứu này.

Print
1997 Rate this article:
5.0

Thư viện ảnh

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: banbientap.vkhtdtt@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top