Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa) 26 Tháng Mười Hai 2018 Bài viết của PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung đăng trên Tạp chí số 3/2018 Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa) PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới.Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic, Quốc tế và trong đời sống thể thao của nhân loại. Nhảy xa là một trong những môn điền kinh cổ xưa nhất. Năm 1896 nó được đưa vào trong chương trình thi đấu tại Đại hội Olympíc lần đầu tiên tổ chức ở Athen (Hy lạp) và E.Kark – vận động viên (VĐV) Mỹ đã trở thành nhà vô địch Đại hội Olympíc với thành tích 6.35m. Vêrakrepkina là nữ VĐV Xô Viết (cũ) lần đầu tiên đã giành được huy chương vàng tại Đại hội Olympic tổ chức ở Rôm năm 1960, thành tích của cô cao hơn so với nhà vô địch Olympíc đầu tiên của nam là 2cm. Với sự khát khao vươn tới đỉnh cao thành tích, các HLV, VĐV và các nhà khoa học luôn tìm tòi những phương pháp có hiệu quả nhất trong huấn luyện thi đấu nhảy xa. Ngày nay với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật các VĐV đã sử dụng kỹ thuật nhảy xa hiện đại (kiểu ưỡn thân, cắt kéo) trong tập luyện và thi đấu. Một trong những yếu tố quan trọng giúp phần vào thành tích VĐV trong thi đấu thể thao đó là vai trò của khoa học trong công tác huấn luyện và chăm sóc VĐV. Là kết quả của sự khai thác và ứng dụng một cách hiệu quả những nhân tố tạo nên thể thao thành tích cao. Những nhân tố đó là: Phương pháp huấn luyện hiện đại, VĐV tài năng và HLV tâm huyết, sự áp dụng các thành tựu trong nghiên cứu khoa học về y – sinh học, tâm lý, sinh – cơ học, khoa học về dinh dưỡng và hấp thu, các nghiên cứu về thay đổi môi trường – địa lý trong huấn luyện thể thao... Để thực hiện mục tiêu trên, ngành TDTT cũng đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác phát hiện và đào tạo tài năng trẻ thể thao, chú ý phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia và đạt thành tích cao tại các đại hội TDTT trong nước và quốc tế, trong đó có môn Điền kinh. Để đáp ứng nhu cầu và nhằm thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo huấn luyện vận động viên cấp cao, đặc biệt trong môn Điền kinh, chúng tôi bước đầu: “Ứng dụng các chỉ số về y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV Điền kinh cấp cao (nội dung nhảy xa)”. Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu cần sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, kiểm tra y sinh và toán thống kê. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Xác dịnh các chỉ số nhân trắc và sinh lý trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cấp cao môn Điền kinh nội dung nhảy xa Qua phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan, qua thực tiễn huấn luyện VĐV cấp cao môn Điền kinh nội dung nhảy xa, đặc biệt căn cứ vào điều kiện thực trạng cơ sở vật chất và đặc trưng của nội dung nhảy xa, lựa chọn các chỉ số y sinh học ứng dụng trong việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cấp cao Điền kinh nội dung nhảy xa, việc lựa chọn các chí số y sinh học khả thi để đưa vào quá trình huấn luyện VĐV đó là: - Các chỉ số về nhân trắc để đánh giá ảnh hưởng của thể hình tới năng lực vận động của VĐV điền kinh nội dung nhảy xa - Các chỉ số về sinh lý bao gồm: + Các chỉ số hô hấp: dung tích sống, dung tích sống thở mạnh, thông khí phổi (trước buổi tập, sáng hôm sau trước buổi tập). Xem xét có sự biến đổi của chỉ số nhằm đánh giá mức độ mệt mỏi của cơ thở và hệ thần kinh trung ương. + Các chỉ số huyết học (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemaglobin, thể tích trung bình hồng cầu). Kiểm tra các chỉ số trong giới hạn bình thường và thiếu máu thể thao bổ sung cho đánh giá lượng vận động tập luyện. + Các chỉ số năng lực yếm khí: Công suất yếm khí tối đa tương đối, công suất yếm khí tổng hợp tương đối, chỉ số suy giảm yếm khí . Nhằm bổ trợ và đánh giá khả năng yếm khí của cơ thể. 2.2. Ứng dụng các chỉ số y sinh học trong đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cấp cao môn Điền kinh nội dung Nhảy xa Kết quả ứng dụng các chỉ số trên được trình bày tại các bảng dưới đây. Bảng 1. Kết quả kiểm tra các chỉ số về hình thái của VĐV cấp cao môn điền kinh nội dung nhảy xa (n=10) Giới Tính Chỉ số Chiều Cao Cân Nặng Dài chân A Dài chân B Dài chân H Dài gân Asin Dài sải Tay Dài bàn Tay Rộng Bàn Tay Dài bàn Chân Rộng Bàn Chân Rộng Vai Nam (n=5) Max 185.0 70.5 102.0 94.0 111.0 35.0 277.0 20.0 9.5 25.0 10.0 48.0 Min 172.0 61.0 99.0 88.0 104.0 29.0 178.0 19.0 8.0 24.0 8.0 41.0 X 177.8 64.8 100.4 90.4 106.6 31.1 200.8 19.3 8.8 24.6 8.9 44.2 δ 4.9 3.6 1.1 2.5 2.7 2.4 42.7 0.4 0.6 0.5 0.7 2.6 Nữ (n=5) Max 171.0 58.0 101.0 92.0 107.0 34.0 175.0 19.5 8.0 23.5 9.5 41.0 Min 161.0 50.0 88.0 84.0 93.0 24.5 157.0 17.0 7.0 22.0 8.0 35.0 X 166.2 54.0 95.6 88.4 101.0 28.7 167.3 18.2 7.5 22.9 8.5 39.0 δ 4.2 3.4 5.4 4.0 5.8 4.0 8.7 1.0 0.5 0.8 0.6 2.8 Bảng 2. Kết quả kiểm tra các chỉ số sinh lý của VĐV cấp cao môn điền kinh nội dung nhảy xa (n=10) Chỉ số Chức năng hô hấp Năng lực yếm khí VC MVV VC FVC MVV RPP RAC AF Lít Lít/phút Lít Lít Lít/phút w/kg w/kg % Nam (n=5) Max 5.2 162.8 5.1 4.0 157.6 10.5 8.8 54.3 Min 3.9 142.9 3.7 3.3 135.2 9.9 7.4 26.5 X 4.7 152.4 4.6 3.7 147.4 10.1 7.9 42.6 δ 0.5 7.2 0.6 0.3 9.9 0.3 0.6 10.8 Nữ (n=5) Max 3.3 127.4 3.3 2.8 112.3 9.2 8.0 44.0 Min 3.1 95.8 3.1 2.1 98.6 8.2 6.1 24.5 X 3.2 106.3 3.2 2.4 103.4 8.6 6.9 36.1 δ 0.1 12.5 0.1 0.2 5.6 0.5 0.7 8.8 Kết quả tại bảng 2 cho thấy: - Chi số VC: Nam: trước buổi tập là 4,7 ± 0,5 lít; sáng hôm sau trước buổi tập là là 4,6 ± 0,6 lít; Nữ: trước buổi tập là 3,2 ± 0,1 lít; sáng hôm sau trước buổi tập là là 3,2 ± 0,1 lít. - Chi số FVC: Nam: trước buổi tập là 3,7 ± 0,3 lít; sáng hôm sau trước buổi tập là 3,7 ± 0,3 lít; Nữ: trước buổi tập là 2,4 ± 0,3 lít; sáng hôm sau trước buổi tập là 2,4 ± 0,2 lít. - Chi số MVV: Nam: trước buổi tập là 152,4 ± 7,2 lít/phút; sáng hôm sau trước buổi tập là 147,4 ± 9,9 lít/phút; Nữ: trước buổi tập là 106,3 ± 12,5 lít/phút; sáng hôm sau trước buổi tập là 103,4 ± 5,6 lít/phút. - Chỉ số về năng lực yếm khí: Nam: kiểm tra năng lực yếm khí thông qua test wingate với các chỉ số RPP là 10,1 ± 0,3 w/kg; RAC là 7,9 ± 0,6 w/kg; AF là 42,6 ± 10,8 %; Nữ: kiểm tra năng lực yếm khí thông qua test wingate với các chỉ số RPP là 8,6 ± 0,5 w/kg; RAC là 6,9 ± 0,7 w/kg; AF là 36,1 ± 8,8 %. Bảng 3. Kết quả kiểm tra nhịp tim và huyết áp của VĐV cấp cao môn điền kinh nội dung nhảy xa (n=10) Chỉ số Trước vận động Ngay sau vận động Sau vận động 5 phút Sáng hôm sau Nhịp tim cơ sở Ha tối đa HA tối thiểu Nhịp tim Ha tối đa HA tối thiểu Nhịp tim HA tối đa HA tối thiểu Nhịp tim HA tối đa HA tối thiểu Nhịp tim Nam (n=5) max 70 140 80 72 160 70 148 120 80 98 130 70 87 min 60 90 50 60 90 60 123 100 60 82 90 55 65 X 65 109 63 66 124 66 136 116 69 89 109 61 76 δ 4 9 5 5 11 4 10 8 9 7 5 5 8 Nữ (n=5) max 78 110 65 83 130 80 143 125 80 100 125 70 87 min 66 90 60 68 110 60 123 100 60 84 90 50 71 X 72 100 61 75 118 68 131 110 70 90 108 60 77 δ 4 7 2 5 8 8 8 10 8 7 5 7 6 Kết quả tại bảng 3 cho thây: - Tần số tim: Nam: tấn số tim cơ cở là 65 ± 4 lần/phút; trước buổi tập là 66 ± 6 lần/phút; ngay sau buổi tập tần số tim dao động trong khoảng 136 ± 10 lần/phút; sau 5 phút hồi phục giảm xuống 89 ± 7 lần/phút; trước buổi tập sáng ngày hôm sau 76 ± 8 lần/phút; Nữ: tấn số tim cơ cở là 72 ± 4 lần/phút; trước buổi tập là 75 ± 5 lần/phút; ngay sau buổi tập tần số tim dao động trong khoảng 131 ± 8 lần/phút; sau 5 phút hồi phục giảm xuống 90 ± 7 lần/phút; trước buổi tập sáng ngày hôm sau 77 ± 6 lần/phút. - Huyết áp: Nam: huyết áp tối đa trước buổi tập dao động 109 ± 9 mmHg, huyết áp tối thiểu dao động 63 ± 5 ; ngay sau buổi tập huyết áp tối đa dao động trong khoảng 121 ± 11 mmHg, huyết áp tối tiểu dao động trong khoảng 66 ± 4 mmHg; sau 5 phút hồi phục huyết áp tối đa dao động trong khoảng 109 ± 9 mmHg, huyết áp tối thiểu dao động trong khoảng 69 ± 9 mmHg; sáng ngày hôm sau huyết áp tối đa trong khoảng 106 ± 5 mmHg, huyết áp tối thiểu trong khoảng 61 ± 5 mmHg; Nữ: huyết áp tối đa trước buổi tập dao động 100 ± 7 mmHg, huyết áp tối thiểu dao động 61 ± 2 mmHg; ngay sau buổi tập huyết áp tối đa dao động trong khoảng 118 ± 8 mmHg, huyết áp tối tiểu dao động trong khoảng 64 ± 8 mmHg; sau 5 phút hồi phục huyết áp tối đa dao động trong khoảng 110 ± 10 mmHg, huyết áp tối thiểu dao động trong khoảng 70 ± 8 mmHg; sáng ngày hôm sau huyết áp tối đa trong khoảng 108 ± 5 mmHg, huyết áp tối thiểu trong khoảng 60 ± 7 mmHg. Bảng 4. Kết quả kiểm tra các chỉ số về huyết học của VĐV cấp cao môn điền kinh nội dung nhảy xa (n=10) Chỉ số WBC LYM MO GR RBC Hgb Hct MCV MCH MCHC Plt Nam (n=5) max 8.1 36.8 6.5 71.2 4.8 13.7 42.6 92.2 31.7 34.4 282 min 6.5 29.7 1.9 48.5 3.9 11.1 34.1 81.9 26.9 31 201 X 7.24 32.82 4.14 58.12 4.422 12.74 38.78 85.64 28.14 31.96 243 δ 0.59 2.97 2.11 8.37 0.44 1.01 3.31 4.04 2.02 1.41 29.60 Nữ (n=5) max 6.8 47.2 5.6 70.4 5.2 19.4 45 88.7 30.3 34.2 243 min 5 28.4 2.5 48.5 4 11.2 34.6 72.6 23.5 27.2 205 X 5.76 36.14 3.68 63.1 4.566 14 39.14 80.32 26.46 31.04 223.8 δ 0.70 7.90 1.38 8.80 0.57 3.30 4.33 6.27 2.59 2.60 14.18 Kết quả tại bảng 4 cho thấy: - Chỉ số về huyết học:Nam: số lượng hồng cầu 4,4 ± 0,4 . (1012/l); số lượng bạch cầu 7,2 ± 0,6. (109/l); số lượng tiểu cầu 243, 6 ± 29,6 . (109/l); lượng huyết sắc tố 12,7 ± 1,0 (g/l); thể tích trung bình hồng cầu 85,6 ± 4,0 fL; Nữ: kiểm tra về huyết học cho các chỉ số như sau: số lượng hồng cầu 4,6 ± 0,6. (1012/l); số lượng bạch cầu 5,8 ± 0,7. (109/l); số lượng tiểu cầu 223,8 ± 14,2 . (109/l); lượng huyết sắc tố 14,0 ± 3,3 (g/l); thể tích trung bình hồng cầu 80,3 ± 6,3 fL. Diễn biến của các chỉ số về huyết học của nam thấy chỉ số ở nam có sự suy giảm về hemoglobin xuống cận mức thiếu máu thể thao cụ thể chỉ số hemolobin xuống mức 12,7 ± 1,0 g/l thể tích trung bình hồng cầu ở mức 85,6 ± 4,0 fL đối với nam; ở nữ chỉ số hemoglobin vẫn trong giới hạn bình thường nhưng thể tích trung bình hồng cầu cũng sút giảm dưới mức 3. KẾT LUẬN: Từ những kết quả trên có thể đánh giá vận động viên Điền kinh thích nghi với lượng vận động của buổi tập do huấn luyện viên đặt ra trong chương trình huấn luyện. Nhưng đã có biểu hiện của một vài dấu hiệu mệt mỏi do lượng vận động lớn (nhịp tim, hemoglobin, thể tích trung bình hồng cầu) và cận thiếu máu nhẹ ở nam vận động viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT Hà Nội. Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2006), Điền kinh, Nxb TDTT Hà Nội. Lưu Quang Hiệp (2000), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. A.I.Piandin, G.L.Đranđrốp (2000), "Mối liên quan của các thành phần LVĐ khác nhau với những biến đổi trạng thái VĐV điền kinh cấp cao", Thông tin KH TDTT bản dịch số 8 (tr. 9 - 13). Dương Đức Thủy và cộng sự (2016), Báo cáo Tổng kết KHCN cấp Bộ: “Ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạo VĐV cấp cao môn Điền kinh” , Bộ VHTT&DL. Từ điển về Huấn luyện Điền kinh (2010), Revue de L’asociation des Entraineurs Francais D’Athletisme, Hiệp hội Điền kinh Pháp – AEFA. (Trích nguồn: Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Bộ 2014-2015: “Ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạo VĐV cấp cao môn Điền kinh” Thuộc chương trình: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạo vận động viên cấp cao các môn thể thao Olympic cơ bản. Đã nghiệm thu cấp Bộ năm 2016.) Tưởng tượng, sử dụng tưởng tượng và quan hệ của chúng tôi với thành tích thể thao Chấn thương thường gặp ở người chơi golf và cách phòng tránh Print 5849 Rate this article: 4.1
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024