Responsive image

27 Tháng Tư 2024

Đẩy mạnh chính phủ điện tử bằng cách nhận văn bản điện tử không kèm bản giấy

 

Nhằm đẩy mạnh Chính phủ điện tử, phấn đấu đến hết năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 30%, đến tháng 6-2020 hoàn thành gửi nhận văn bản điện tử, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Image

Trục liên thông văn bản điện tử sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác điều hành, triển khai chính phủ điện tử (Ảnh: K.Tùng)

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại văn bản số 11796/VPCP-KSTT ngày 26-12-2019; căn cứ ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương về danh mục văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy, Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai gửi, nhận văn bản điện tử không kèm bản giấy giữa các cơ quan hành chính nhà nước theo danh mục, gồm:

Văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư, Thông tư liên tịch, Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, Quyết định của UBND cấp tỉnh, huyện xã.

Văn bản hành chính: Nghị quyết (cá biệt), Quyết định (cá biệt), Chỉ thị, Quy chế, Quy định, Thông cáo, Thông báo, Hướng dẫn, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Dự án, Báo cáo, Tờ trình, Công văn, Công điện, Giấy ủy quyền, Giấy mời, Phiếu gửi, Phiếu chuyển, Phiếu báo các bộ, ngành, địa phương đã ban hành danh mục văn bản điện tử gửi kèm bản giấy đối chiếu với danh mục trên để triển khai cho phù hợp.

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đến tháng 6-2020 hoàn thành nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử tại 4 cấp chính quyền, từng bước đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tham vấn chính sách, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-Cabinet), Hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…

Ngành TDTT cũng đã quán triệt và gửi công văn tới toàn thể các Vụ, đơn vị về việc triển khai văn bản điện tử không kèm văn bản giấy trình Bộ VHTTDL:

Theo đó: Khi trình các văn bản điện tử lên Bộ VHTTDL không kèm bản giấy đối với các văn bản có danh mục kèm theo từ ngày 10 tháng 2 năm 2020; đồng thời các chuyên viên dự thảo văn bản phải tích vào phần nơi nhận “văn thư tổng cục” để phòng Văn thư – lưu trữ cập nhật theo dõi.

Tất cả các văn bản điện tử gửi trên trục liên thông văn bản giữa Bộ VHTTDL và Tổng cục TDTT phải được tích hợp chữ ký số (không scan) và được xác định theo quy định tại Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và truyền thông (đầy đủ nội dung đính kèm; tuân thủ các quy định về thời gian gửi, nhận văn bản; cập nhật đầy đủ nội dung thông tin; bảo đảm đúng thể thức văn bản điện tử theo quy định; gửi văn bản điện tử đúng thẩm quyền).

Về thể chế nền tảng của Chính phủ điện tử, cơ bản gồm: Thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; quy định về định danh và xác thực điện tử; về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; về bảo vệ dữ liệu cá nhân; về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công các bộ, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (30% tổng số dịch vụ công/tổng số dịch vụ công trực tuyến năm 2020 và cứ mỗi năm tiếp tục tích hợp 20%)./.

(www.tdtt.gov.vn)

Print
1205 Rate this article:
No rating

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: banbientap.vkhtdtt@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top