Phụ nữ với Thể thao: vai trò không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển TDTT 06 Tháng Ba 2018 Ngày nay khi Thể thao Việt Nam phát triển với những bước tiến dài về thành tích trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới, sự đóng góp của lớp lớp các VĐV, HLV đã tạo nên nguồn cảm hứng thi ca cho biết bao các tác giả, cũng như truyền cảm hứng tới các bạn trẻ và người hâm mộ Thể thao nước nhà. Nhằm tôn vinh lên những nét đẹp về con người Việt Nam, đặc biệt, là hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam vượt qua bao khó khăn, khổ luyện để mang vinh quang về cho đất nước. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, phóng viên trang tin Thể dục Thể thao Việt Nam (www.tdtt.gov.vn) đã có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Hoàng Yến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT để có cách nhìn rõ hơn xung quanh các vấn đề về Phụ nữ với Thể thao. Bà Lê Hoàng Yến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT (Ảnh: Y Trang) Thưa bà, bà đánh giá gì về vai trò của Phụ nữ với Thể thao trong xã hội hiện nay? Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ phương Đông nói chung không còn đơn thuần giữ vai trò “nội trợ”, “giữ lửa” trong gia đình mà họ đã khẳng định được vai trò, vị trí và khả năng của mình ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Ở lĩnh vực Thể dục Thể thao, phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển TDTT Việt Nam. Có thể khẳng định rằng: trong bảng vàng thành tích của Thể thao Việt Nam tại các đấu trường Thể thao quốc tế lớn mang tầm khu vực, châu lục và thế giới thì các nữ VĐV, HLV có công đóng góp phần lớn vào thành tích của đoàn Thể thao Việt Nam. Đơn cử như nữ võ sĩ Trần Hiếu Ngân (môn Taekwondo) trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên giành Huy chương (HCB) tại đấu trường lớn Thế vận hội Olympic Sydney 2000. Hay sau này là những gương mặt nữ VĐV trẻ tài năng như: Nguyễn Thị Ánh Viên - VĐV giành số Huy chương Vàng nhiều nhất tại SEA Games từ trước tới nay, Lê Tú Chinh (Điền kinh), Dương Thúy Vi (Wushu), Phan Thị Hà Thanh (Thể dục dụng cụ), các tuyển thủ của đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam - họ đều mang về những tấm Huy chương danh giá cho Thể thao Việt Nam ở các kỳ Đại hội Thể thao quốc lớn như Asiad, SEA Games. Không chỉ thể hiện qua thành tích thi đấu của các VĐV, bên cạnh đó là sự đóng góp lớn của các nữ huấn luyện viên, các nhà quản lý trong việc tuyên truyền, lan tỏa phong trào TDTT tới quần chúng nhân dân. Trong thời gian qua đã có rất nhiều cán bộ nữ đã trưởng thành và được bổ nhiệm lãnh đạo ở các vị trí quan trọng ở cấp Bộ, Tổng cục, Vụ, bộ môn, đơn vị, cấp phòng. Tuy nhiên, cán bộ nữ ngành TDTT vẫn còn ít, chính vì vậy ngành TDTT ở thời điểm nào cũng rất cần những VĐV trưởng thành sau đó đi học và làm việc, tiếp tục cống hiến cho ngành TDTT. Trong cuộc sống gia đình, một người phụ nữ có sức khỏe tốt, tích cực tập luyện TDTT họ sẽ có sự tương tác tốt với những người thân trong gia đình cùng tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe. Họ tự tin và biết cách sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, là hậu phương vững chắc, động viên, giúp đỡ chồng con vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong cuộc sống, là bến đỗ bình an, là chỗ dựa tinh thần cho các thành viên sau những giờ học tập, làm việc vất vả. Như vậy, có thể thấy Thể thao đối với phụ nữ trong xã hội hiện đại là điều không thể thiếu và giữ vị trí vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển TDTT của đất nước cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bà có thể chia sẻ rõ hơn về những lợi ích mà hoạt động Thể thao mang lại đối với phụ nữ? Chúng ta phải khẳng định rằng, hoạt động Thể thao có tác dụng rất tốt đối với con người, đặc biệt là phụ nữ. Khi xã hội ngày càng hiện đại, quan điểm về cái đẹp của người phụ nữ đã có phần khác xưa, đẹp luôn đi đôi với khỏe. Người phụ nữ không chỉ biết làm đẹp ở hình thức bên ngoài (quần áo, trang điểm) hay tâm hồn mà họ luôn ý thức được cần phải tập luyện TDTT để có sức khỏe tốt và thân hình đẹp. Khỏe đẹp, và không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, trau dồi chuyên môn đã giúp phụ nữ hiện nay tự tin hơn, chủ động hơn trong công việc và cuộc sống, họ sẽ có nhiều suy nghĩ tích cực để hướng đến lối sống đẹp, nhân văn hơn. Hiện nay, hoạt động TDTT phát triển rất mạnh mẽ trên nhiều hình thức khác nhau, ở thể thao thành tích cao, các nữ VĐV không ngừng khổ luyện để mang vinh quang về cho Tổ quốc và cũng là một nghề để họ theo đuổi lo cho cuộc sống. Còn ở thể thao phong trào thì hầu hết mỗi người đã lựa chọn cho mình một môn Thể thao phù hợp với sức khỏe, sở thích để tập luyện như: Đi bộ, Aerobic, Cầu lông, chạy bộ, dưỡng sinh, tập Gym... theo đó, tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên hàng năm ngày một tăng cao, các CLB TDTT ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Dưới góc độ người quản lý nhà nước, xin bà cho biết những khó khăn của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển TDTT? Thực tế đã chứng minh, phụ nữ tham gia công tác TDTT là rất khó khăn. Giai đoạn tập luyện thể thao để đạt đến đỉnh cao là thời điểm tươi đẹp nhất của người phụ nữ vậy mà họ đã cống hiến cho sự nghiệp TDTT nước nhà. Không những họ phải tập luyện, thi đấu xa nhà. Mà khi lập gia đình, ở đâu đó vẫn còn tồn tại đôi chút những cái nhìn thiếu thiện cảm (phụ nữ thể thao không nữ tính, nội trợ không tốt, học hành không giỏi giang...). Nhưng thực tế chứng minh, rất nhiều gương mặt đạt thành tích thể thao cao nhưng khi trở về với đời thường họ vẫn rất đảm đang, thực hiện thiên chức làm vợ làm mẹ, nuôi con giỏi dạy con ngoan. Riêng đối với những nữ VĐV đang theo nghiệp thể thao đỉnh cao, bản thân họ gặp không ít khó khăn trong tập luyện và thi đấu. Mặc dù phụ nữ là phái yếu, nhưng cường độ tập luyện rất cao như các VĐV nam, trong khi chế độ đãi ngộ tiền công, dinh dưỡng, ngày nghỉ không có gì khác biệt. Trong khi đó, một số VĐV nữ vẫn phải đảm bảo thiên chức làm mẹ, chăm sóc gia đình, nỗi lo cơm áo... đó cũng là những khó khăn họ phải đối mặt và tìm cách khắc phục. Và còn rất nhiều những khó khăn khác nữa mà các VĐV nữ phải đối mặt, chính vì vậy những người làm công tác quản lý trong lĩnh vực TDTT rất mong muốn nhận được nhiều sự chung tay hơn nữa của các nhà tài trợ trong công tác nâng cao sức khỏe cho các nữ VĐV như: thuốc bổ, kem chống nắng, trang phục tập luyện, thi đấu, cũng như các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này! (www.tdtt.gov.vn) Sôi nổi giải thể thao truyền thống ngành TDTTnăm 2018 Print 18667 Rate this article: 4.0
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024
Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Viện Khoa học TDTT 28 Tháng Sáu 2024