NCS Lê Việt Dũng bảo vệ LATS cấp cơ sở với đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc” 15 Tháng Mười 2021 “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc” Ngày 14 tháng 10 năm 2021, NCS Lê Việt Dũng đã bảo vệ thành công LATS cấp cơ sở với đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc” Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà trường cho học sinh, sinh viên đã được Bộ GD & ĐT ban hành (Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008) nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia tập luyện thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu vì nhiều nguyên nhân mà không ít trường đại học và chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Tây Bắc nói riêng thực hiện chưa có hiệu quả cao, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung mà rõ nhất là thể chất sinh viên khi ra trường. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển cả bề rộng và chiều sâu của phong trào thể dục, thể thao quần chúng nói chung, công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khóa của trường Đại học Tây Bắc nói riêng, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên, giảng viên bộ môn GDTC được đào tạo nâng cao kiến thức, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên vì lý do khách quan, trường Đại học Tây Bắc mới chuyển về cơ sở mới chưa được lâu nên điều kiện cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao bước đầu đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng nhưng phần lớn chưa hoàn thiện và sử dụng được nên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, LATS của NCS Lê Việt Dũng mang tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Tây Bắc. NCS Lê Việt Dũng đã sử dụng 08 phương pháp nghiên cứu và đưa ra được những kết quả sau: 1) Luận án đã đánh giá đầy đủ các mặt về thực trạng hoạt động TTNK của trường ĐH Tây Bắc: Thực trạng chương trình GDTC nội khóa cho các đối tượng SV theo chương trình và kế hoạch đào tạo môn GDTC của trường ĐHTB đảm bảo yêu cầu của Bộ GD&ĐT nhưng là yêu cầu tối thiếu, SV chỉ được học tập và rèn luyện thể chất nội khóa trong 1 năm học là còn thấp, điều này chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay; Thực trạng hoạt động TTNK của SV nhà trường chưa trở thành thói quen, vẫn còn một số SV không tham gia hoạt động TTNK, đây là một thực trạng cần phải báo động về ý thức tự rèn luyện thể thao của SV; Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện TTNK của SV là CLB TDTT và các đội tuyển TDTT nhưng chỉ duy trì tập luyện trong thời gian ngắn (trước khi các giải đấu thể thao bắt đầu) và kết thúc giải các CLB không duy trì tập luyện, nhu cầu và các hình thức tập luyện rất đa dạng và phong phú, nhưng nhìn chung là không thường xuyên và chưa trở thành thói quen trong SV; Thực trạng về nội dung tập luyện TTNK của SV trường ĐHTB đa dạng nhưng chủ yếu là các môn thể thao dễ tập luyện, có thể tận dụng các sảnh, sân trường làm sân bãi tập luyện; Thực trạng các yếu tố đảm bảo cho hoạt động TTNK: chất lượng sân tập của nhà trường đạt chất lượng trung bình và cơ bản đáp ứng đủ về số lượng cho hoạt động giảng dạy nội khóa tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầu về sân bãi phục vụ cho hoạt động ngoại khóa của SV (còn thiếu và chất lượng sân bãi chưa được tốt). Cán bộ giáo viên tham gia vào hướng dẫn TTNK chưa nhiều, phần đa số là những giáo viên còn trẻ; Xác định những động cơ và khó khăn trở ngại khi tham gia hoạt động TTNK của sinh viên được đánh giá là khá ảnh hưởng và ảnh hưởng đến hoạt động TTNK của SV. 2) Luận án đã lựa chọn được 05 giải pháp thích hợp nhằm nâng cao công tác TTNK ở trường ĐHTB đó là: Giải pháp A (Ban giám hiệu thống nhất kế hoạch tuyên truyền về lợi ích của TTNK theo Luật TD, TT và quy định của Bộ GDĐT); Giải pháp B (Bộ môn GDTC phân công giảng viên tham gia quản lý và hướng dẫn tập luyện TTNK); Giải pháp C (Xây dựng CLB từng môn và đa môn theo nguyện vọng của SV và điều kiện CSVC hiện có); Giải pháp D (Khuyến khích XHH trong quá trình xây dựng và phát triển TTNK); Giải pháp E (Tổ chức các giải thi đấu để SV tham gia và khích lệ phong trào TTNK). Với 5 giải pháp đã lựa chọn để tiến hành thực nghiệm trong 10 tháng và đã thu được kết quả khả quan. Bước đầu đã thành lập và duy trì được 08 CLB nâng cao tập luyện thường xuyên, liên tục có giáo viên hướng dẫn do nhà trường quản lý và CLB thể thao giải trí do hội SV quản lý. Sau thực nghiệm thể lực chung của SV nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng ở tất cả các test kiểm tra và kết quả học tập cũng đã tốt hơn rất nhiều. Số lượng các giải thể thao và thành tích cũng đã tăng rõ rệt cả về số lượng giải và thành tích đạt được, đồng thời các giải thể thao cũng đã kết hợp XHH trong các hoạt động TTNK của nhà trường. Qua thành tích của các đội tuyển thể thao mang về cho trường ĐHTB đã góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế của trường ĐHTB trong ngành GD&ĐT trong xã hội. Hội đồng đánh giá LATS của NCS Lê Việt Dũng là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và có nhiều đóng góp mới. Kết quả Hội đồng nhất trí 07/07(100%) thành viên Hội đồng có mặt đề nghị Viện Khoa học Thể dục thể thao cho phép NCS Lê Việt Dũng được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện sau khi đã chỉnh sửa luận án theo kết luận của Hội đồng./. THÔNG BÁO ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP CƠ SỞ NCS Trần Huy Đức bảo vệ thành công LATS cấp cơ sở Print 915 Rate this article: No rating
Bộ VHTTDL: Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW với quyết tâm chính trị cao nhất 11 Tháng Mười Hai 2024
Phát triển thể dục, thể thao, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện 08 Tháng Mười Hai 2024
Bộ VHTTDL: Tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhằm tạo động lực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 07 Tháng Mười Hai 2024
3 thành tích thể thao vào đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 07 Tháng Mười Hai 2024