NCS Mai Thế Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện về xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat 28 Tháng Mười 2022 Sáng ngày 27 tháng 10 năm 2022, tại Viện Khoa học TDTT, NCS Mai Thế Lâm đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện với đề tài: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng). Hội đồng chấm luận án của NCS gồm 7 thành viên do PGS.TS Đặng Hà Việt làm chủ tịch Hội đồng. NCS Mai Thế Lâm bảo vệ luận án trước Hội đồng khoa học Pencak Silat là một môn phái võ thuật của thế giới có nguồn gốc từ Malaysia, Indonesia... và du nhập vào Việt Nam năm 1989 (sau Sea Games 15 ở Malaysia). Do tính chiến đấu, tính nghệ thuật và tính hấp dẫn cao mà môn phái võ này đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên nước ta tham gia tập luyện. Cho đến nay đã trải qua hơn 30 năm phát triển ở Việt Nam, phong trào tập luyện Pencak Silat quần chúng ở nước ta cũng đang có xu hướng phát triển. Nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá... hàng trăm câu lạc bộ Pencak Silat đã ra đời cuốn hút hàng ngàn võ sinh thanh thiếu niên tham gia tập luyện điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho thể thao thành tích cao của môn Pencak Silat phát triển. Không những vậy, Pencak Silat đã trở thành một trong những môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam, điều này thể hiện ở tổng số huy chương vàng, bạc, đồng đạt được ở các kỳ Sea Games, Asiad và thế giới. Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: "Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước". Chiến lược cũng xác định Pencak Silat là một trong 22 môn thể thao trọng điểm loại 2. Để có thể duy trì được vị trí đứng đầu ở khu vực và vươn lên vị trí cao hơn trong các cuộc thi đấu Pencak Silat châu lục và thế giới thì trong công tác đào 2 tạo vận động viên Pencak Silat, không thể không coi trọng công tác tuyển chọn và huấn luyện một cách khoa học. Toàn cảnh buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ diễn ra tại Viện khoa học TDTT Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat trong những năm qua cho thấy, hầu hết các huấn luyện viên Pencak Silat đều tiến hành huấn luyện VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm, việc ứng dụng khoa học vào công tác huấn luyện còn nhiều hạn chế, kết quả công tác huấn luyện chưa khai thác hết tiềm năng của Pencak Silat Việt Nam. Đặc biệt, trong công tác tuyển chọn, mặc dù nhận thức được ý nghĩa, vai trò song thực tiễn cho thấy, các HLV chủ yếu tuyển chọn bằng kinh nghiệm cũng như kết quả thi đấu của VĐV, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tuyển chọn còn nhiều hạn chế, dẫn tới nhiều trường hợp tuyển sai hoặc thải loại sai, vừa tốn thời gian, công sức, tiền của, vừa ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo VĐV Pencak Silat. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả Mai Thế Lâm đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)”. Sau 1 thời gian học tập và nghiên cứu, NCS đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để có thể bảo vệ đề tài trước Hội đồng khoa học cấp Viện. Tại buổi bảo vệ các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý TDTT và các khách mời đã đánh giá cao công trình nghiên cứu của NCS, đặc biệt là những đóng góp mới của Luận án cho lý luận và thực tiễn đào tạo VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14-15 nội dung đối kháng tại Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) cho thấy chỉ có 03 phương pháp là phương pháp nhân trắc, phương pháp kiểm tra sư phạm và tuyển chọn theo kinh nghiệm là được các đơn vị thường xuyên sử dụng. Hiệu quả tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) của các đơn vị được khảo sát còn khá thấp, từ 66.67 – 75%; hệ số tuyển chọn của các đơn vị được khảo sát đạt thấp, từ 45.71 – 52.17%, trong đó cao nhất là Thanh Hóa và thấp nhất là Hà Nội. Luận án đã lựa chọn được 22 test, chỉ số sử dụng trong tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng), đó là: Hình thái cơ thể (4 chỉ số), Chức năng (5 test, chỉ số); Thể lực chung (5 test). Kỹ thuật – thể lực chuyên môn (8 test) và xây dựng tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu, thang điểm theo thang độ C và tiêu chuẩn tổng hợp tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 nội dung đối kháng. Hiệu quả của các tiêu chuẩn tuyển chọn đã xây dựng được khẳng định thông qua 2 phương pháp: kiểm tra ngược ở nhóm theo dõi dọc bằng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xây dựng và xác định hiệu quả tuyển chọn và hệ số tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) đã thể hiện tính ưu việt của tiêu chuẩn mới xây dựng, thể hiện ở mối tương quan thuận giữa thành tích thi đấu của VĐV ở cả 2 lứa tuổi 14 và 15 với tiêu chuẩn xây dựng; đồng thời, ở nhóm theo dõi dọc, có St = 91.67%; P = 90.0% cao hơn hẳn hiệu quả và hệ số tuyển chọn của các đơn vị còn lại (có St đạt từ 63.16 – 75.0%; P đạt từ 73.08 – 85.71 Với 100% ý kiến đồng thuận, Hội đồng chấm luận án cho NCS thống nhất và đề nghị Viện khoa học TDTT cấp Bằng Tiến sĩ cho NCS Mai Thế Lâm sau khi chỉnh sửa và hoàn thiện luận án theo quyết nghị của Hội đồng./. NCS Lê Việt Dũng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện NCS Dương Xuân Lượng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện Print 1006 Rate this article: No rating
Bộ VHTTDL: Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW với quyết tâm chính trị cao nhất 11 Tháng Mười Hai 2024
Phát triển thể dục, thể thao, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện 08 Tháng Mười Hai 2024
Bộ VHTTDL: Tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhằm tạo động lực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 07 Tháng Mười Hai 2024
3 thành tích thể thao vào đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 07 Tháng Mười Hai 2024