NCS Lê Việt Dũng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện 27 Tháng Mười 2022 Ngày 27/9/2022, NCS Lê Việt Dũng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện với tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc”. NCS Lê Việt Dũng tại buổi bảo vệ luận án Môn GDTC đã tạo ra được sức hút rất lớn trong phong trào rèn luyện thân thể của sinh viên. Song do đặc thù, điều kiện mỗi trường khác nhau, việc áp dụng chung theo một khung chương trình cứng nhắc là chưa phù hợp. Tuy nhiên, thực tế ở một số trường Đại học vẫn còn có việc sinh viên coi môn GDTC như một rào cản khó có thể vượt qua. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân cơ bản mang tính chủ quan là chưa xây dựng được chương trình môn học, nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Việc xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo hoạt động thể thao ngoại khóa có chất lượng và hiệu quả. Nó không đơn thuần là công việc của giáo viên giảng dạy mà là trách nhiệm của các đơn vị tổ chức hoạt động thể thao trường học và là cam kết của cơ sở đào tạo đối với người học. Để xây dựng được chương trình thể thao ngoại khóa một cách hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu một cách khoa học để phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương và đặc thù nghề nghiệp của người học. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên ở các trường chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Đa số các cơ sở đào tạo mới chủ tập trung và giờ GDTC chính khóa. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mong muốn nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn GDTC tại đơn vị, NCS Lê Việt Dũng đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc”. Hội đồng khoa học đánh giá cao công trình nghiên cứu của NCS Qua nghiên cứu tác giả đã cho thấy, công tác giáo dục thể chất và thể thao ngoại khóa của trường Đại học Tây Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ giảng viên Bộ môn TDTT được đào tạo nâng cao kiến thức đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, trường Đại học Tây Bắc mới chuyển về cơ sở mới chưa được lâu nên điều kiện cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện bước đầu đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng nhưng phần lớn chưa hoàn thiện và chưa được sử dụng nên còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên nhà trường chưa trở thành thói quen, vẫn còn một số sinh viên không tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, đây là một thực trạng cần phải báo động về ý thức tự rèn luyện thể thao của sinh viên; Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên là CLB TDTT và các đội tuyển TDTT nhưng chỉ duy trì tập luyện trong thời gian ngắn (trước khi các giải đấu thể thao bắt đầu) và kết thúc giải các CLB không duy trì tập luyện, nhu cầu và các hình thức tập luyện rất đa dạng và phong phú, nhưng nhìn chung là không thường xuyên và chưa trở thành thói quen trong sinh viên… Luận án đã lựa chọn được 05 giải pháp thích hợp nhằm nâng cao công tác thể thao ngoại khóa ở trường Đại học Tây Bắc có thể kể đến như: Giải pháp phân công giảng viên tham gia quản lý và hướng dẫn tập luyện thể thao ngoại khóa; Xây dựng CLB từng môn và đa môn theo nguyện vọng của sinh viên và điều kiện CSVC hiện có; Khuyến khích xã hội hóa trong quá trình xây dựng và phát triển thể thao ngoại khóa… Đặc biệt, luận án đã chỉ ra được việc tổ chức học tập theo gương Bác Hồ về tập thể dục đã gây ấn tượng và cảm xúc cho thế hệ trẻ. Sau thực nghiệm, bước đầu đã thành lập và duy trì được 08 CLB nâng cao tập luyện thường xuyên, liên tục có giáo viên hướng dẫn do nhà trường quản lý và CLB thể thao giải trí do hội sinh viên quản lý; kết quả học tập cũng đã tốt hơn rất nhiều; số lượng các giải thể thao và thành tích cũng tăng rõ rệt cả về số lượng giải và thành tích đạt được, đồng thời các giải thể thao cũng đã kết hợp xã hội hóa trong các hoạt động thể thao ngoại khóa của nhà trường. Qua thành tích của các đội tuyển thể thao mang về cho trường Đại học Tây Bắc đã góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế của trường Đại học Tây Bắc trong ngành GD&ĐT trong xã hội. Luận án được trình bày trong 139 trang bao gồm: Phần mở đầu; chương 1 - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu; chương 2 - đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu; chương 3 - kết quả nghiên cứu và bàn luận; phần kết luận và kiến nghị. Tuy còn những hạn chế cần chỉnh sửa song đề tài của NCS được Hội đồng đánh giá là công phu, đủ hàm lượng khoa học, kết cấu các chương, mục rõ ràng đúng quy định của một luận án Tiến sỹ giáo dục học. Kết quả Hội đồng nhất trí 07/07 (100%) thành viên Hội đồng đề nghị Viện trưởng Viện khoa học TDTT cấp bằng tiến sĩ cho NCS Lê Việt Dũng sau khi đã chỉnh sửa luận án theo kết luận của Hội đồng./. Trang thông tin LATS của NCS Nguyễn Xuân Đoàn NCS Mai Thế Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện về xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat Print 1122 Rate this article: 5.0
Bộ VHTTDL: Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW với quyết tâm chính trị cao nhất 11 Tháng Mười Hai 2024
Phát triển thể dục, thể thao, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng con người Việt Nam phát triển hài hòa, toàn diện 08 Tháng Mười Hai 2024
Bộ VHTTDL: Tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu nhằm tạo động lực trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị 07 Tháng Mười Hai 2024
3 thành tích thể thao vào đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 07 Tháng Mười Hai 2024