Responsive image

21 Tháng Mười Hai 2024

Đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn vđv tại các trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt - Tạp chí Khoa học Thể thao số 4/2018

Đánh giá thực trạng công tác TUYỂN CHỌN VĐV tại các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt

Ths. Nguyễn Thị Hồng Liên

Viện Khoa học Thể dục thể thao

Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp thường quy đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ có hình thức, phương pháp, quy trình tuyển chọn khoa học, đa dạng. Đạt được hiệu quả cao trong quá trình đào tạo VĐV tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.

Từ khóa: thực trạng, tuyển chọn, VĐV, bóng đá trẻ, Trung tâm…

Summary: Use routine methods to assess the current status of the selection of athletes at youth football training centers. Young football training centers have the form, method and procedure of scientific selection, diversified. Achieve high efficiency in the training of athletes at the Youth Football Training Center

Keywords: status, selection, athlete, youth football, center ...

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bóng đá là môn thể thao được quan tâm số một tại Việt Nam hiện nay, do vậy việc nghiên cứu để phát triển môn thể thao này được các đơn vị quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Trong Chiến lược phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ thướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 8 tháng 03 năm 2013, xác định quan điểm: “Phát triển bóng đá theo hướng toàn diện và bền vững; chú trọng tới bóng đá phong trào, công tác tuyển chọn và đào tạo tài năng bóng đá…”. Mục tiêu của Chiến lược là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp vận động viên kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và các đội tuyển bóng đá quốc gia…”. Như vậy, Chiến lược đã xác định tuyển chọn, đào tạo VĐV bóng đá là mục tiêu quan trọng của bóng đá trẻ. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV bóng đá trẻ còn những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đào tạo VĐV bóng đá trẻ. Với tính cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy sau:  quan sát sư phạm; phỏng vấn; toán học thống kê...

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1. Thực trạng hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Đào tạo VĐV nói chung và VĐV bóng đá trẻ nói riêng khâu tuyển chọn và thải loại luôn đóng vai trò rất quan trọng hay có thể nói là khâu then chốt trong quá trình đào tạo, huấn luyện VĐV. Công tác tuyển chọn và thải loại có khắt khe mới tuyển lựa được những nhân tài, tài năng thực sự và cũng tránh tình trạng đầu tư lãng phí khi không thải loại những VĐV không có khả năng tiến xa trong tương lai.

Đối với 05 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ do đề tài tiến hành nghiên cứu và khảo sát là CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai; Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng; Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (quỹ tài năng); CLB bóng đá Sông lam Nghệ An và Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (VYF) đều quan tâm đến công tác tuyển chọn và thải loại VĐV bóng đá trẻ đó là luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong huấn luyện thể thao và xác định công tác tuyển chọn được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu.

Để tìm hiểu về vấn đề này, đề tài tiến hành phỏng vấn 32 nhà quản lý, HLV, chuyên gia của 05 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở trên về mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. Kết quả trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn và thôi đào tạo (thải loại) VĐV bóng đá trẻ (n=32)

TT

Nội dung

Kết quả phỏng vấn

χ2

P

n

%

1

Rất quan trọng

29

90.63

47.69

0.001

2

Quan trọng

3

9.38

3

Không quan trọng

0

0.00

Kết quả phỏng vấn cho thấy, các nhà quản lý, HLV, chuyên gia đều cho rằng công tác tuyển chọn và thôi đào tạo VĐV đóng vai trò rất quan trọng chiếm tới 90.63%, và quan trọng là 9.38%, có tỷ lệ ở mức Không quan trọng.

Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ, đề tài tiến hành khảo sát về những hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ tại các Trung tâm, sau đó tiến hành so sánh với những trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố, hay nói cách khác là các tỉnh có đội tham gia thi đấu các giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Để từ đó đánh giá mức độ khác biệt giữa hình thức và phương pháp tuyển chọn đào tạo VĐV. Kết quả trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Kết quả khảo sát hình thức và phương pháp tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

TT

Nội dung

Kết quả khảo sát

Kết quả tổng hợp

CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (quỹ tài năng)

CLB bóng đá Sông lam Nghệ An

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (VYF)

Trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ của các tỉnh*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

Hình thức tuyển chọn

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức thi tuyển chọn tại đơn vị đào tạo

x

x

x

x

 

 

2

Tổ chức thi tuyển chọn tại các địa phương

x

x

x

x

 

 

3

Tuyển chọn thông qua các giải thi đấu

x

x

x

x

x

x

4

Liên kết, phối hợp với các địa phương có VĐV bóng đá trẻ

x

x

x

x

x

 

5

Vận động phụ huynh, học sinh tham gia thi tuyển chọn

 

 

 

 

 

x

 

Phương pháp tuyển chọn

 

 

 

 

 

 

6

Tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm của HLV

 

 

 

 

 

x

7

Tuyển chọn theo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn khoa học

 

 

 

 

 

 

8

Sử dụng theo các chỉ tiêu khoa học kết hợp với kinh nghiệm

x

x

x

x

x

 

* Gồm 10 trung tâm, đơn vị có đội tham gia thi đấu vòng loại và vòng chung kết giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng toàn quốc là: Hưng Yên, Thái Bình, Hòa Bình, Hải Dương, Cà Mau, Tuyên Quang, Hà Nam, Đắc Lắc, Thái Nguyên, Tây Ninh.

Qua bảng 2 cho thấy:

Về hình thức tuyển chọn:

Hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ được các trung tâm sử dụng đa dạng. Có 4/5 trung tâm sử dụng hình thức Tổ chức thi tuyển chọn tại đơn vị đào tạo và Tổ chức thi tuyển chọn tại các địa phương; Cả 5/5 Trung tâm đều sử dụng hình thức tuyển chọn thông qua các giải thi đấu và Liên kết, phối hợp với các địa phương có VĐV bóng đá trẻ.

Khi so sánh với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố cho thấy có sự khác biệt lớn về hình thức tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ. Ở các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố chỉ sử dụng hình thức Tuyển chọn thông qua các giải thi đấu và sau đó là Vận động phụ huynh, học sinh tham gia thi tuyển chọn. Các hình thức tuyển chọn được cho là đảm bảo quy tắc, quy trình thì những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ cấp tỉnh không áp dụng.

Về phương pháp tuyển chọn:

Phương pháp tuyển chọn được 5/5 trung tâm đào tạo bóng đá trẻ áp dụng đó là sử dụng theo các chỉ tiêu khoa học kết hợp với kinh nghiệm.

Tuy nhiên, đối với các trung tâm có đào tạo VĐV bóng đá trẻ của các tỉnh, thành phố chỉ sử dụng phương pháp Tuyển chọn dựa vào kinh nghiệm của HLV. Đây là phương pháp quan trọng nhưng chưa đủ để tuyển lựa được những VĐV thực sự có tài năng.

2.2. Thực trạng lứa tuổi và quy trình tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Xác định các lứa tuổi trong tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ cũng là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Khảo sát lứa tuổi tuyển chọn VĐV bóng đá trẻ tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. Kết quả khảo sát lứa tuổi tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ (năm 2016-2017)

TT

Lứa tuổi

Kết quả khảo sát

Kết quả tổng hợp

CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (quỹ tài năng)

CLB bóng đá Sông lam Nghệ An

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (VYF)

Trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ của các tỉnh*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

  1.  

U10

 

 

 

x

 

x

  1.  

U11

x

x

x

x

 

x

  1.  

U13

x

x

x

x

 

x

  1.  

U14

 

 

 

 

*

 

  1.  

U15

x

x

x

x

 

x

  1.  

U16

 

 

 

 

*

 

  1.  

U17

x

x

x

x

 

 

  1.  

U19

x

x

x

x

 

 

  1.  

U21

x

x

x

x

 

 

Ghi chú: (x = nam; * = nữ)

Kết quả khảo sát cho thấy:

Các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ đều tuyển chọn nhiều lứa tuổi khác nhau để phục vụ cho mục đích đào tạo huấn luyện. Các lứa tuổi được tuyển chọn ban đầu hầu hết ở lứa tuổi U10 và U11. Sau các bước sàng lọc, Ban huấn luyện sẽ giữ lại những VĐV đảm bảo yêu cầu để đào tạo huấn luyện. Những VĐV không đáp ứng yêu cầu sẽ thôi đào tạo và sẽ tuyển chọn bổ sung có những lứa tuổi tiếp theo (lứa tuổi lớn hơn).

Có thể tham khảo sơ đồ quy trình tuyển chọn, thôi đào tạo các lứa tuổi của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng để rõ hơn:

Qua sơ đồ 1 ta thấy, quy trình tuyển chọn, thôi đào tạo của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng đều được thực hiện luân chuyển tăng lên theo từng lứa tuổi, lứa tuổi đào tạo cuối cùng của quy trình là U21. Khi các VĐV thể hiện được đẳng cấp chuyên môn vượt trội sẽ được đưa ra thị trường chuyển nhượng. Tương tự như vậy, các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ khác đều có quy trình tuyển chọn, thôi đào tạo như Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng. Đây được coi là quy trình tuyển chọn, thôi đào tạo phổ biến hiện nay trong các trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ.

2.3. Thực trạng số lượng VĐV tuyển chọn ban đầu tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

Để đánh giá được thực trạng công tác đào tạo huấn luyện VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, việc làm không thể thiếu là khảo sát số lượng VĐV bóng đá trẻ được tuyển chọn ban đầu trung bình hằng năm. Kết quả trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Kết quả khảo sát số lượng tuyển chọn VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ (năm 2016-2017)

TT

Nội dung

Kết quả khảo sát

Kết quả tổng hợp

CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ SHB Đà Nẵng

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (quỹ tài năng)

CLB bóng đá Sông lam Nghệ An

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (VYF)

Trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ của các tỉnh*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

  1.  

Số lượng VĐV đăng ký dự tuyển sinh vào các Trung tâm, CLB đào tạo bóng đá trẻ (mỗi đợt dự tuyển sinh)

> 1000

> 1000

> 1000

> 1000

-

 

  1.  

Số lượng VĐV tuyển chọn ban đầu trung bình hằng năm

 

 

 

 

 

 

Đợt 1:  tập luyện khoảng 2-3 tháng để tuyển chọn tiếp

40-50

40-50

40-50

40-50

 

 

Đợt 2: để đào tạo huấn luyện chính thức

25-30

30-35

30-35

25-30

25-30

20-25

  1.  

Tổng số lượng VĐV các lứa tuổi được tuyển chọn và đang đào tạo

153

135

196

200

50

246

Ghi chú: Số lượng VĐV tuyển chọn hàng năm của mỗi trung tâm có sự thay đổi về số lượng giữa đầu vào, thải loại và chuyển tiếp lên lứa tuổi huấn luyện cao hơn.

Qua bảng ta thấy:

Số lượng VĐV đăng ký dự tuyển sinh vào các Trung tâm, CLB đào tạo bóng đá trẻ hàng năm là rất lớn. Có 4/5 Trung tâm (ngoài Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (VYF) không tổ chức tuyển sinh) đều có hơn 1000 học viên đăng ký tham gia thi tuyển sinh. 

Số lượng VĐV tuyển chọn ban đầu trung bình hằng năm được thực hiện theo 2 đợt: Đợt 1 số lượng VĐV được tuyển chọn khoảng 40-50 VĐV được tập luyện khoảng 2-3 tháng. Đợt 2 là kiểm tra tuyển chọn để đào tạo huấn luyện chính thức khoảng 25-35 VĐV tùy từng đơn vị, số VĐV này được lựa chọn từ những VĐV có kết quả kiểm tra tốt trong đợt 1.

Tổng hợp số lượng VĐV các lứa tuổi mới được tuyển chọn và đang đào tạo tại các Trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ có số lượng khác nhau ở mỗi đơn vị. Đơn vị có số VĐV đào tạo nhiều nhất khoảng 200VĐV, đơn vị ít nhất khoảng 50 VĐV. Đối với Trung tâm đào tạo VĐV BĐ trẻ của các tỉnh có số lượng VĐV trung bình khoảng 20-25 VĐV/ tỉnh (đơn vị đào tạo).

3.KẾT LUẬN

Công tác tuyển chọn đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ đều được thực hiện theo một quy trình đã được xây dựng theo kế hoạch và lộ trình hàng năm và nhiều năm. Trong đó, hình thức, phương pháp, quy trình tuyển chọn rất đa dạng và khoa học đảm bảo đánh giá, phát hiện được những VĐV có năng khiếu, có tài năng thực sự. Đến nay, đã góp phần rất lớn vào hiệu quả của công tác đào tạo VĐV tại các Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Chỉ thị số 97/CT-BVHTTDL ngày 13/5/2013 về vệc tổ chức triển khai thực hiện "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
  2. Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Viện Khoa học TDTT (2004), Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi, Nxb TDTT.
  3. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08/3/2013 về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"

Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Viện Khoa học TDTT với tên: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ ở Việt Nam.

Print
5487 Rate this article:
4.8

Please login or register to post comments.

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Trần Hiếu
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: thongtinthethao@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top