Responsive image

23 Tháng Mười Hai 2024

NCS Tô Thị Hương bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện

"Phát triển khiêu vũ thể thao trong các trường Đại học tỉnh Thanh Hóa".

Sáng 24 tháng11, NCS Tô Thị Hương bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện với tên đề tài: "Phát triển khiêu vũ thể thao trong các trường Đại học tỉnh Thanh Hóa".

DSC_5883.JPG

Hội đồng chấm luận án cho NCS Tô Thị Hương

Hội đồng chấm luận án cho NCS gồm: GS.TS Nguyễn Đại Dương – Chủ tịch; PGS.TS Bùi Quang Hải –phản biện 1; TS Vũ Thái Hồng – phản biện 2; PGS.TS Lê Ngọc Trung – phản biện 3; PGS.TS Trần Hiếu - ủy viên; PGS.TS Bùi Ngọc - ủy viên; TS. Bùi Xuân Hoàng - ủy viên.

Giáo dục thể chất và thể thao trường học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người; đồng thời góp phần phát triển thể chất, nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần; phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ gìn an ninh quốc phòng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để làm việc này là dùng hoạt động thể thao như một phương tiện hữu ích để thu hút sinh viên tham gia, vừa có tác dụng giáo dục phẩm chất, nhân cách, rèn luyện sức khỏe, nâng cao tầm vóc, giống nòi vừa góp phần giúp sinh viên sử dụng thời gian nhàn rỗi hợp lý, xa rời cám dỗ đời thường để chăm lo học tập, gây dựng tương lai…

Theo đó, Khiêu vũ thể thao, là môn thể thao có sự kết hợp giữa âm nhạc và chuyển động cơ thể, phù hợp với tố chất của người Việt Nam nên kể từ khi được du nhập cách đây 10 năm đã phát triển rất nhanh. Để mang lại những giá trị đích thực của giáo dục thể chất và thể dục thể thao đến với thế hệ trẻ Việt Nam, cần có sự nhìn nhận đúng đắn và sớm có hành động của các cấp lãnh đạo. Xuất phát từ những mong muốn trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển khiêu vũ thể thao trong các trường Đại học tỉnh Thanh Hóa”.

 

DSC_5878.jpg

NCS Tô Thị Hương bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ cấp Viện

Quá trình nghiên cứu, đề tài đã chỉ ra được thực trạng của Giáo dục thể chất và thể thao các trường đại học tỉnh Thanh Hóa đề từ đó can thiệp các biện pháp để cải thiện những hạn chế và phát huy những ưu điểm nhằm phát triển phong trào khiêu vũ thể thao trong các nhà trường.

Để đạt được 02 mục tiêu của luận án, tác giả đã sử dụng 07 phương pháp nghiên cứu thường quy trong TDTT: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn - tọa đàm; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp kiêm tra y sinh; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. Các phương pháp nghiên cứu này cần thiết và đủ, đảm bảo độ tin cậy cần thiết của kết quả nghiên cứu.

Theo ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học, đề tài nghiên cứu của NCS là không trùng lặp với các công trình, luận văn, luận án đã công bố trong và ngoài nước.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh toàn diện kết quả thực trạng giáo dục thể chất và thể thao các trường đại học, thực trạng phong trào khiêu vũ thể thao trong sinh viên và các đối tượng xã hội ở tỉnh Thanh Hóa; Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng Giáo dục thể chất và thể thao các trường đại học tỉnh Thanh Hóa; Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá ; Thực trạng chất lượng môn học giáo dục thể chất (nội khoá) trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá; Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khoá của sinh viên các trường đại học tỉnh Thanh Hoá; Thực trạng phát triển thể chất sinh viên-hội viên CLB khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hoá mở rộng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học lý luận về mô hình câu lạc bộ thể thao mở rộng ngoài công lập trong các trường đại học tại tỉnh Thanh Hóa mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao, tạo động lực phát triển phong trào khiêu vũ thể thao nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động của sinh viên, và người dân.

Nội dung luận án đáp ứng mục tiêu đề tài, đã phản ánh vấn đề cốt lõi, xác đỉnh được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đề xuất về mô hình câu lạc bộ thể thao mở rộng ngoài công lập trong các trường đại học trong tỉnh Thanh hóa để phát triển phong trào khiêu vũ thể thao đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội đồng khoa học cũng chỉ ra những mặt hạn chế để NCS chỉnh sửa, bổ sung: Cần làm rõ khái niệm “câu lạc bộ mở rộng”; Làm rõ khái niệm và phương pháp đánh giá năng lực cảm giác vận động.

- Phân tích làm rõ cơ quan quản lý nhà nước đối CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng, ngoài công lập là tổ chức nào; Trong chương phương pháp nhiên cứu cần bổ sung phương pháp đánh giá sức bền tâm lý; một số lỗi về in ấn, chú ý khi sử dụng dấu chấm than, chữ viết hoa …

Với những kết quả của luận án và sự cố gắng của NCS, Hội đồng đã thông qua đề tài luận án “Phát triển khiêu vũ thể thao(Dancesport) trong các trường Đại học tỉnh Thanh Hóa” của NCS và đề nghị Viện Khoa học TDTT công nhận kết quả, cấp bằng Tiến sỹ cho NCS sau khi đã đỉều chỉnh, bổ sung các ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học./.

Print
1103 Rate this article:
No rating

Thư viện ảnh

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO - TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO
Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu
Địa chỉ: 141 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 733 0286 * FAX: (84-4) 733 4419
Website: vkhtdtt.vn; Email: thongtinthethao@gmail.com

 

Close Copyright [2018] by TTTT
Back To Top