Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12 25 Tháng Mười Hai 2018 THÔNG TIN BÁO CHÍ THÔNG TIN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Bổ nhiệm 3 Trợ lý Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định bổ nhiệm Trợ lý Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, tại Quyết định 1758/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Thư ký - Biên tập, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Trợ lý đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 1759/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hoàng Xuân Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Trợ lý đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Quyết định 1756/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trịnh, Hàm Vụ trưởng - Thư ký Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, giữ chức Trợ lý đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Bổ nhiệm nhân sự HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định bổ nhiệm 3 Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể, tại Quyết định số 1752/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Trần Văn Hiếu. Theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Nguyễn Văn Tùng. Tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Nguyễn Trọng Đàm. Bổ sung Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về đề nghị điều chỉnh, bổ sung Chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất vào Chương trình công tác tháng 12/2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện Đề án hoàn chỉnh công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các xã biên giới đất liền theo đúng chỉ đạo tại Công văn số 1681/VPCP-NN ngày 12/6/2018 của Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ tổng hợp các đề án sau đây trong báo cáo kết quả thực hiện Chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đúng với thực tế thực hiện. Cụ thể gồm: Đề án điều tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đối với quỹ đất nông nghiệp dành cho công ích và quỹ đất chưa sử dụng của Ủy ban nhân dân cấp xã trên phạm vi cả nước; Nghị định thay thế Nghị định 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; Đề án tổng thể về tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước toàn quốc; Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ cả nước. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT mở Chu Lai Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, KKT mở Chu Lai là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực; một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là khu vực phát triển đô thị; là trung tâm công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ngành ô tô, hàng không; trung tâm khí - điện và sản phẩm hóa dầu; công nghiệp dệt may và phụ trợ ngành dệt may, các loại hình công nghiệp khác ứng dụng công nghệ cao và có hàm lượng chất xám cao; trung tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và là trung tâm du lịch dịch vụ gắn với việc khai thác sân bay Chu Lai và hệ thống cảng Chu Lai - Kỳ Hà. Đồng thời là một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; cửa ngõ kết nối ra biển Đông của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan. Quy mô đất đai, đến năm 2025, dự báo đất xây dựng công nghiệp khoảng 3.000 ha; quỹ đất xây dựng các khu chức năng đô thị, du lịch, dịch vụ khoảng 5.000 ha; đến năm 2035, dự báo đất xây dựng công nghiệp khoảng 5.010 ha; quỹ đất xây dựng các khu chức năng đô thị, du lịch, dịch vụ khoảng 7.000 ha. Phát triển đô thị hiện đại, hấp dẫn Về định hướng kiến trúc, cảnh quan, theo quy hoạch, phát triển đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là khai thác cảnh quan sông Trường Giang, vịnh An Hòa. Vùng cảnh quan ven biển, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển, thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển và không gian công cộng; vùng cảnh quan dọc sông Trường Giang, hình thành vùng cảnh quan cây xanh dọc hai bên bờ sông, tạo dựng các không gian sinh hoạt công cộng, nghỉ ngơi, thể dục thể thao, duy trì các hoạt động nông nghiệp. Vùng cảnh quan Khu đô thị Núi Thành, Khu đô thị Tam Anh, khai thác cảnh quan khu vực hai bên bờ sông An Tân, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, mặt nước vịnh An Hòa để tổ chức các công trình kiến trúc hiện đại; vùng cảnh quan Khu đô thị Đông Tam Kỳ, khai thác cảnh quan không gian mở của hồ Sông Đầm, hình thành công viên nông nghiệp đô thị, tổ chức quảng trường biển cho các hoạt động của cộng đồng; vùng cảnh quan Khu đô thị Đông Nam Thăng Bình, tạo lập các trục không gian hướng biển, hướng sông Trường Giang. Trung tâm hành chính của KKT gắn với Trung tâm hành chính thành phố Tam Kỳ, quy mô tập trung, tạo lập hình ảnh hiện đại; trung tâm hành chính - chính trị đô thị Núi Thành, mở rộng quy mô trung tâm hiện hữu; cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan. Ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại Về định hướng phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, dịch vụ giao nhận vận chuyển (logistics) gắn với hệ thống cảng Chu Lai - Kỳ Hà, phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực, thu hút nhà đầu tư vào khu kinh tế. Ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, tài chính, ngân hàng, siêu thị, trung tâm vận chuyển, giao nhận hàng hóa, chợ đầu mối. Đầu tư phát triển hệ thống chợ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Về định hướng phát triển công nghiệp, từng bước phát triển theo hướng công nghiệp thân thiện với môi trường; các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, công nghiệp dệt may, công nghiệp khí - điện, hóa dầu, công nghiệp - dịch vụ hậu cần cảng biển, sân bay và một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác. Lai Châu là đơn vị hành chính tỉnh loại II Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính tỉnh Lai Châu là loại II. Giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân định kỳ theo quy định của Luật Tiếp công dân; tăng cường gặp dân, tổ chức đối thoại, có biện pháp giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để vụ việc trở thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (các văn bản: số 202/TB-VPCP ngày 31/5/2018; số 233/VPCP-V.I ngày 22/1/2018; số 517/VPCP-V.I ngày 23/2/2018; số 7495/VPCP-V.I ngày 01/8/2018 của Văn phòng Chính phủ v.v..) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải xác định rõ trách nhiệm, có biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi, ban hành quyết định trái pháp luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân định kỳ theo quy định của Luật Tiếp công dân; tăng cường gặp dân, tổ chức đối thoại, có biện pháp giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để vụ việc trở thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh, trật tự. Rà soát, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo kiến nghị của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng gửi Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra Chính phủ xây dựng tiêu chí báo cáo, phân loại trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, ngành, trong đó thống kê rõ, đầy đủ số liệu về số kỳ tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các ngành, số kỳ ủy quyền cho cấp phó, việc tiếp công dân đột xuất và đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đẩy lùi buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tăng cường ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. Thời gian vừa qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, xăng dầu diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh, làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng của quốc gia. Nổi lên là tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển diễn biến phức tạp; kinh doanh, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; gian lận thương mại trong kinh doanh, vi phạm quy định về đo lường và các hành vi vi phạm khác. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn tiềm ẩn và diễn ra phức tạp, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung trong kế hoạch 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017. Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản theo lĩnh vực ngành, địa bàn quản lý, phụ trách; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất; tăng cường tuần tra kiểm soát phát hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép, kịp thời có biện pháp xử lý, tuyệt đối không để nổi cộm, kéo dài và xác định không có vùng cấm. Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Tổng Cục Quản lý thị trường tăng cường việc quản lý việc cấp phép xuất nhập khẩu xăng dầu, các chất dung môi, nhất là loại dung môi có khả năng sử dụng pha chế xăng dầu; kiểm tra thị trường, nhất là những địa bàn có nguy có lớn về vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, chất dung môi có khả năng pha chế xăng dầu; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động để ngăn chặn đấu tranh chông buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và làm xăng dầu giả, kém chất lượng; hoàn thành việc dán tem vào công tơ tổng, triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, hỗ trợ các Tập đoàn, Tổng công ty xăng dầu sử dụng công nghệ kết nối truyền dữ liệu mua, bán xăng dầu đến cơ quan Thuế. Chủ động phát hiện kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ chủ động phát hiện những đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng lập án đấu tranh; tăng cường tuần tra kiểm soát trên đường bộ, các vùng biển, vùng nước cảng, những nơi diễn ra nhiều trao đổi mua bán xăng dầu trái phép để chủ động phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở kết quả đã đạt được, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện các nội dung trong kế hoạch, tập trung vào một số nội dung. Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt quan tâm đến kiểm tra đo lường, chất lượng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Bộ Giao thông vận tải quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải xăng dầu, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát quy hoạch, quy định những vị trí chuyển tải sang mạn xăng dầu, những khu vực cảng nhằm quản lý hiệu quả hạn chế hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu trái phép. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm tốt hậu cần nghề cá để các tàu đánh bắt xa bờ, dài ngày có thể mua xăng dầu ngay trên biển để hoạt động, giúp ngư dân vừa đảm bảo yên tâm đánh bắt hải sản, vừa chấp hành đúng quy định pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm soát các tàu có cải hoán (giả dạng tàu cá) ngăn chặn được hoạt động mua xăng dầu trái phép trên biển. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền, nhất là địa bàn trọng điểm và khi có vụ việc xảy ra có liên quan đến hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép và xăng dầu giả, kém chất lượng, nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn được giao đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn, Tổng công ty, các tổng đại lý, địa lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đo lường và chất lượng, chú trọng quy định gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng khi có yêu cầu chống thất thu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng./. Thủ tướng Chính phủ dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng và khánh thành Cụm công trình Trung tâm Bệnh viện 108 Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Print 952 Rate this article: No rating
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định về việc Quy định thu học phí đào tạo nghiên cứu sinh năm 2023 - 2024 08 Tháng Mười Một 2023
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024