Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 04/12 04 Tháng Mười Hai 2018 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc tại Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngày 4/12, Đoàn kiểm tra 717 của Bộ Chính trị do đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng đoàn đã thông báo kết quả thẩm tra, xác minh đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khoá XII và Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Ban Cán sự Đảng Bộ TN&MT đã nghiêm túc chấp hành quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, kế hoạch của Đoàn kiểm tra. Qua thẩm tra, xác minh, Đoàn kiểm tra nhận thấy, Ban Cán sự Đảng Bộ TN&MT đã lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc việc quán triệt, học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05, theo chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương. Qua đó, các cấp ủy đảng của Bộ đã thấy rõ hơn tác dụng của việc quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị số 05 trong tình hình hiện nay. Đó là, công tác chính trị tư tưởng đã có chuyển biến tích cực, hiệu quả, có cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn trong chỉ đạo, cụ thể hoá các nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng vào việc tạo chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá thẳng thắn hơn về năng lực, trách nhiệm, chấp hành các nguyên tắc của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo của mình, có những chuyển biến tích cực trong công tác, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt học tập Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05, nhất là trong công tác kiểm điểm việc phê bình và tự phê bình. Theo Phó Thủ tướng, những hạn chế, khuyết điểm đó cần được Ban Cán sự Đảng Bộ TN&MT nhìn nhận, tự đánh giá, xác định nguyên nhân, đề ra kế hoạch, giải pháp khắc phục cụ thể, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ban Cán sự Đảng. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ TN&MT quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốt hơn yêu cầu mà Đoàn kiểm tra đã nêu trong báo cáo. Khẩn trương chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tạo sự chuyển biến, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05. Coi trọng và phát huy trách nhiệm nêu gương của từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư… Phó Thủ tướng cũng cho rằng, hiện nay lĩnh vực tài nguyên và môi trường đang đứng trước nhiều thách thức phải vượt qua, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Do đó, phải quản lý, giám sát rất chặt chẽ các dự án đầu tư, xây dựng, nhất là việc đánh giá tác động môi trường. “Ngay vấn đề xử lý rác thải hiện nay cũng đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân, nếu không có giải pháp hiệu quả, sẽ để lại hậu quả rất lớn trong những năm tới”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý Bộ TN&MT. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 4/12 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phối hợp với WB tại Việt Nam và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Diễn đàn, với sự tham dự của 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện các sứ quán, các tổ chức, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế. Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, việc tổ chức thành công Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ nhất năm 2017 đã tạo ra cơ sở quan trọng để lãnh đạo Chính phủ đưa ra các định hướng triển khai công tác hội nhập kinh tế 2018, trong đó có Chỉ thị số 26/TT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có một năm sôi động với các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, nổi bật là Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thành đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại mới, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết, vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế, có khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội do các hiệp định FTA mang lại. Trong vòng một năm trở lại đây, kinh tế toàn cầu có một số dấu hiệu thay đổi, theo hướng phức tạp và khó dự đoán hơn. Do đó, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần phải sớm có những phân tích, dự báo và động thái chính sách để giảm thiểu những tác động tiêu cực và chủ động có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Bày tỏ đồng tình với những nhận định, khuyến cáo của các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần “tích cực, chủ động hội nhập với bên ngoài theo đúng chủ trương của Đảng và cải cách thể chế mạnh mẽ từ bên trong để tiếp tục hội nhập thành công, củng cố nội lực quốc gia, khơi dậy khát vọng và nỗ lực sáng tạo của cá nhân, nâng cao sức mạnh tổng thể của quốc gia, lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm”. Đây là mục tiêu “bất biến” để “ứng vạn biến” với những thách thức từ tình hình thương mại đầu tư quốc tế, sư phát triển mạnh của khoa học công nghệ, biến thách thức thành cơ hội và tận dụng triệt để những cơ hội từ bên ngoài mang lại. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải giải quyết đồng bộ các vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế ở trong nước trong dài hạn, định vị được vị trí của Việt Nam trên toàn cầu và hướng phát triển trong tương lai. Để có những bước đi vững chắc trong dài hạn, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục đặt nhiệm vụ ổn định vĩ mô lên hàng đầu, gia tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế, nhất là hệ thống tài chính và ngân hàng, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Đồng thời xác định chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay và những năm tới thông qua các động lực tăng trưởng mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 và lợi thế của đất nước như công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, đô thị thông minh, các ngành dịch vụ phát triển trên nền tảng công nghệ như thương mại điện tử, logistics, chuỗi cung ứng và vận tải thông minh, công nghệ tài chính… “Muốn đi nhanh, đi xa và quan trọng là đi về đích thì phải đi cùng nhau. Người Việt Nam hoàn toàn có thể gây ngạc nhiên cho thế giới trong phát triển kinh tế thì không chỉ phải đi cùng nhau mà còn phải hợp tác với các quốc gia khác trong dòng chảy đa phương, cân bằng thương mại”, Phó Thủ tướng bày tỏ./. Một số văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2018 và chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 12/2018 Thủ tướng Chính phủ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam Print 921 Rate this article: No rating
Quyết định 147 - Bổ sung Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Viện Khoa học Thể dục thể thao 16 Tháng Chín 2024
Viện Khoa học TDTT tổ chức gặp mặt, tri ân nhân Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 18 Tháng Mười Một 2024
Quyết định về việc Quy định thu học phí đào tạo nghiên cứu sinh năm 2023 - 2024 08 Tháng Mười Một 2023
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học TDTT 06 Tháng Chín 2024